Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống

12:14 | 18/02/2016
Hội làng Triều Khúc - Hà Nội vừa khai hội thu hút hàng vạn du khách, mang đậm bản sắc Việt Nam bản sắc dân tộc.
Lễ hội đầu năm: Đã bớt phần bạo lực
Lễ hội không thể đồng hành với sự phản cảm, man rợ
Chùa Hương đón 180 nghìn lượt khách ngày khai hội
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Lễ hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) diễn ra từ ngày mùng 9 đến 12 tháng giêng âm lịch hằng năm. Theo tích xưa, Phùng Hưng đánh thắng giặc lên ngôi vua xưng là Bố Cái Đại Vương. Sau khi ông mất dân làng lập đền thờ và suy tôn làm thành hoàng. Đình lớn của xã Triều Khúc là nơi diễn ra lễ chính rước và sắc phong thành hoàng.
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Người dân dâng lễ tạ ơn thánh thần sau khi lễ rước sắc thành hoàng diễn ra với lời cảm tạ, mong muốn mang lại cuộc sống ấm no. Lễ mang dâng là mâm xôi cao đầy với gà và thủ lợn hoặc cả con lợn .
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Hội làng thu hút đông đảo người dân tham gia. Mọi người sẽ mặc bộ quần áo đẹp tập trung ở ngoài sân đình chuẩn bị cho buổi lễ,

Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Sau lễ rước sắc là ba tuần tế nhập tịch kéo dài ba tiếng đồng hồ với nhiều hoạt động đặc sắc.
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Lễ nhập tịch diễn ra trong không khí nghiêm trang, linh thiêng. Chỉ có những người quan trọng có vai vế và am hiểu mới được thực hiện lễ tế
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Có một điều đặc biệt là nữ không được bước vào trong đình, chỉ được ngồi bên ngoài làm lễ.
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Điều thu hút và riêng biệt của lễ hội làng là điệu múa Sinh tiền và điệu múa Trống bồng (còn gọi là điệu con đĩ đánh bồng).

Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Điệu múa Sinh tiền là điệu múa cổ không phải ai cũng được chọn. Người thể hiện phải là các cô gái chưa lập gia đình, có học vấn và xinh đẹp trong làng.
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Các cô gái xinh đẹp trong điệu múa Sinh tiền.
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Đến hội làng Triều Khúc không thể không xem điệu múa Trống bồng đặc sắc, đậm chất cổ truyền không trộn lẫn với bất kỳ lễ hội nào.
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Nếu múa Sinh tiền là các cô gái xinh đẹp chưa chồng thì điệu múa Trống bồng lại là điệu múa của các chàng trai giả gái.
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Theo truyền thuyết, Bố Cái Đại Vương sau khi đánh thắng giặc Đường để khích lệ lòng quân đã cho các tướng sĩ đóng giả gái nhảy múa. Và điệu múa đó đã được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay.
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Các chàng trai ưu tú của làng được tuyển chọn và học múa cả năm trời để phục vụ cho lễ hội làng.
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống

Múa Trống bồng có khoảng 30 điệu, nhưng không thể thiếu 3 động tác: đánh trống bồng đi ngang, uốn tay như bông hoa và vuốt xuống tang trống. Người múa ăn mặc áo lụa sặc sỡ múa làm sao vừa thể hiện được nét lẳng lơ của người con gái lại vừa thể hiện được nét tinh tế mạnh mẽ của chàng trai.

Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
Cả hai đệu múa cổ là nét độc đáo của hội làng đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy và gìn giữ nét lâu đời truyền thống văn hóa của đất nước. Hội làng kết thúc người dân mong chờ một mùa làm ăn mới phát đạt, ấm no.

Hồ Yến

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này