Đảm bảo an toàn thực phẩm trước Tết Nguyên đán: Vẫn là phải tự bảo vệ mình

22:07 | 15/01/2016
Hiện nay, tình trạng thực phẩm “bẩn” tràn lan khó kiểm soát, dù đã được các quan chức năng vào cuộc và xử lý quyết liệt, song nhiều thương lái đã dùng thủ đoạn tinh vi qua mặt cơ quan chức năng. Vì vậy, trước khi chờ cơ quan chức năng vào cuộc thì mỗi người tiêu dùng cần trang bị cho mình kiến thức để có thể trở thành “nhà nội trợ thông thái”.
Láo nháo hàng Tết cuối năm
Thông tin thêm về đũa dùng một lần có chất gây ung thư
Cần làm rõ thực hư dầu cá Omega3 Trung Quốc ăn thủng thùng xốp

Nói không với thực phẩm trôi nổi

Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Mọi người, mọi nhà đều tranh thủ đi mua sắm chuẩn bị cho một cái Tết an lành, hạnh phúc. Tuy nhiên, thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường như hiện nay đã gây khó khăn không nhỏ cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng hóa. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để có thể mua được hàng hoá đảm bảo chất lượng, người dân nên mua sản phẩm ở những địa chỉ rõ ràng và có thương hiệu. Người tiêu dùng cũng cần có sự quan sát và tinh ý để tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng. Tránh mua những sản phẩm không ghi rõ tên, nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ của nhà sản xuất và không ghi hạn dùng.

Đảm bảo an toàn thực phẩm trước Tết Nguyên đán: Vẫn là phải tự bảo vệ mình
Để tránh mua phải hàng giả, người tiêu dùng nên mua hàng tại những địa chỉ có uy tín.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện vẫn còn nhiều nan giải. Thực trạng vi phạm trên diện rộng những quy định về ghi nhãn, xuất xứ hàng hóa vẫn xảy ra. Thủ đoạn chủ yếu của người kinh doanh là in lại nhãn mác, dán ngày sử dụng mới chồng lên hạn sử dụng cũ, tẩy xóa và đóng mới hạn sử dụng trên sản phẩm. Do đó, trước hết, người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ sức khỏe của chính mình khi mua các sản phẩm như bánh, mứt kẹo, người tiêu dùng nên chọn những gói hàng có bao bì còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa. Kẹo phải còn nguyên chiếc; mứt không bị ỉu, chảy nước hay có dấu hiệu bị ôi, mốc. Khi mua hàng quà biếu Tết đã gói sẵn, khách hàng cần cảnh giác, chỉ mua chỗ quen hoặc tự tay chọn từng món hàng cho giỏ quà. Bởi lợi dụng những dịp lễ Tết, lượng quà gói sẵn bán ra tăng mạnh, một số cửa hàng cố tình cho hàng quá "đát", hàng kém chất lượng vào các giỏ quà.

Theo báo cáo kết quả giám sát 31 tỉnh, thành phố của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) năm 2014 cho thấy có 503/2284 (22,0%) mẫu rượu, ô mai, xí muộn, thịt lợn, rau quả tươi, ớt bột, thực phẩm chức năng, sữa bột bổ sung vi chất không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều “thượng đế” vẫn coi những mặt hàng trên là món chủ đạo trên bàn tiếp khách của gia đình mình. Thậm chí, có không ít gia đình cũng không cần quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm mình đang dùng, chỉ cần nghe ai mách ở đâu có thực phẩm bổ, rẻ, thậm chí là hàng xách tay không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng mua về. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, đó là việc rất liều lĩnh, bởi những mặt hàng đó khi sản xuất đều thủ công, những dụng cụ chuyên dụng không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, khâu chế biến thực phẩm đều không theo một quy chuẩn, nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn trong quá trình chế biến.

Mua sắm thông minh, ăn uống hợp lý

Các bà nội trợ thường có thói quen ra chợ mua luôn một thể nhiều chủng loại thực phẩm về tích trữ. Trước thực tế đó, nhiều chuyên gia khuyên rằng, không nên mua quá nhiều thực phẩm một lúc. Chưa bàn về việc mua phải thực phẩm không rõ nguồn gốc mà chỉ tính riêng cách chị em tích trữ quá nhiều thực phẩm khiến đồ ăn bị hỏng vừa không ngon, vừa lãng phí, trong khi chợ thường đã họp từ mùng 3 Tết, thậm chí có nơi chợ họp từ chiều mùng 2 Tết.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện vẫn còn nhiều nan giải. Thực trạng vi phạm trên diện rộng những quy định về ghi nhãn, xuất xứ hàng hóa vẫn xảy ra. Thủ đoạn chủ yếu của người kinh doanh là in lại nhãn mác, dán ngày sử dụng mới chồng lên hạn sử dụng cũ, tẩy xóa và đóng mới hạn sử dụng trên sản phẩm.

Theo GS.TS Lê Thị Hợp - nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, trước kia, vì điều kiện đời sống còn khó khăn, nên việc có gì ăn nấy là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, hiện nay, kinh tế nhiều gia đình đã có phần khá giả hơn, vì vậy khi mua đồ ăn và sử dụng đồ ăn trong ngày Tết cũng phải tính toán và tùy vào độ tuổi của các thành viên trong gia đình để có chế độ ăn thích hợp trong những ngày “chỉ ăn mà không làm”. Ví như món bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cỗ Tết. Đây là loại bánh chứa các chất dinh dưỡng như: Đạm, tinh bột và mỡ, chỉ thiếu thành phần xơ. Trung bình 100gr tương đương 250kcal, nhiều chất béo và các chất béo này có nguồn gốc từ mỡ động vật, nên ít có lợi cho sức khỏe. Bánh chưng thường được ăn kèm với dưa món, củ kiệu. Các món dưa này vừa chính là thành phần chất xơ, vừa giúp cho người ăn ngon miệng, không có cảm giác ngán.

Tuy nhiên, những thức ăn này nếu ăn thường xuyên sẽ không tốt cho bệnh nhân có bệnh lý tim mạch và đái tháo đường. “Món dưa món, củ kiệu còn chứa hàm lượng muối cao, nên không thích hợp cho bệnh nhân bị bệnh huyết áp. Với bệnh nhân đái tháo đường, nếu ăn bánh chưng không nên dùng quá 200gr/ngày và phải tiết giảm lượng thức ăn trong ngày. Còn đối với bệnh nhân tăng huyết áp, nếu ăn dưa món, củ kiệu, nên dùng loại ngâm bằng giấm đường để giảm hàm lượng muối...” - GS.TS Hợp khuyến cáo.

Trang Thu

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này