Hãng hỗ trợ kỹ thuật hàng đầu thế giới bị cáo buộc lừa dối người tiêu dùng

14:06 | 18/12/2015
Một tập đoàn cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ kỹ thuật hàng đầu thế giới bị cáo buộc đã tạo áp lực để người tiêu dùng để họ mua các phần mềm mà thực sự không cần đến.
Gắn “mã độc” điện thoại móc túi người tiêu dùng
Honda nợ người tiêu dùng Việt Nam một lời xin lỗi

Theo hồ sơ tòa án bang Washington (Mỹ), hãng iYogi của Ấn Độ đã bị cáo buộc sử dụng chiến thuật đe dọa để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Hồ sơ tòa án đồng thời cũng cáo buộc hãng này đã sai khi thông báo họ có hợp tác với các hãng như Microsoft, Apple và HP.

Hãng hỗ trợ kỹ thuật hàng đầu thế giới bị cáo buộc lừa dối người tiêu dùng

Trong tuyên bố của mình, người đồng sáng lập hãng iYogi là Vishal Dhar cho biết họ chưa nhận được khiếu nại này theo kênh chính thức. Theo ông Dhar thì những cáo buộc này là sai trái và không có cơ sở.

Ông Dhar cho biết “Chúng tôi nhận thức được việc lừa đảo trong hỗ trợ kỹ thuật và nó là một vấn nạn có thật ở Mỹ, với trách nhiệm của doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghệ, chúng tôi đang làm việc với nhà chức trách để ngăn chặn tình trạng này”.

Ông cho biết hãng của ông sẽ xem xét từng trường hợp để nó kết thúc tốt nhất.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ là ông Bob Ferguson cho biết “hàng trăm, chứ không phải hàng nghìn” cư dân ở bang Washington đã bị ảnh hưởng như những gì được mô tả cho trường hợp của iYogi và là chiến thuật “không công bằng và lừa đảo”. Ông cho rằng điều này đã vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng và sử dụng phần mềm gián điệp.

Ông Ferguson đang tìm cách đưa ra khoản phạt 2.000 USD cho mỗi vi phạm trong luật bảo vệ người tiêu dùng và 100.000 USD cho mỗi vi phạm theo luật sử dụng phần mềm gián điệp máy tính.

Ông Brad Smith, luật sư của Microsoft đã tham dự buổi họp báo cho biết ông ủng hộ những việc làm của chính phủ trong nỗ lực bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự lửa đảo của các hãng hỗ trợ kỹ thuật đang trở thành vấn nạn trong những năm gần đây.

Ông Smith cho biết hãng Microsoft đã nhận được hơn 180.000 cuộc gọi từ khách hàng liên quan đến lừa đảo trong hỗ trợ kỹ thuật.

Hãng Microsoft dự đoán có khoảng 3,3 triệu người Mỹ bị đánh cắp khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm đến từ các hoạt động lừa đảo trong hỗ trợ kỹ thuật.

Ông Smith cho biết lừa đảo trong hỗ trợ kỹ thuật được xem là điểm yếu lớn nhất trong xã hội công nghệ thông tin.

Hãng iYogi hiện có hơn 5.000 nhân viên làm việc trong các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật ở Ấn Độ. Hãng này cho biết họ có hơn ba triệu khách hàng ở trên 11 nước.

Kết quả điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc iTogi đã sử dụng chiến thuật theo các bước như sau:

- Thông báo họ kết hợp các hãng công nghệ lớn như Microsoft, Apple và HP để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật theo ủy quyền của các tập đoàn công nghệ này.

- Thực hiện truy nhập từ xa đến máy tính của khách hàng để tìm kiếm các tệp dữ liệu phức tạp rồi thông báo máy tính đã bị lây nhiễm phần mềm độc hại và có thể bị ảnh hưởng xấu. Sau đó, hãng này khuyến nghị khách hàng tải phần mềm phân tích của hãng để phát hiện ra các lỗi kỹ thuật khác.

- Hãng này tạo báo cáo cho rằng có phần mềm độc hại và một số ảnh hưởng nghiêm trọng khác trong một số thành phần của máy tính nhưng thực tế nó bình thường và không có đe dọa.

- Hãng tiếp tục chào dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật không cần thiết với giá 140 USD mỗi năm.

- Hãng này cố gắng bán cho người tiêu dùng các phần mềm chống virus cho dù họ đã cài đặt một phần mềm khác.

- Giới thiệu dịch vụ nâng cấp lên hệ điều hành Windows 10 với giá 80 USD cho dù hãng Microsoft cho nâng cấp miễn phí.

Bộ Tư pháp Mỹ đồng thời cũng đưa ra các khuyến nghị để tránh bị lừa đảo thông qua hỗ trợ kỹ thuật:

- Không bao giờ cho đối thác thư ba điều khiển máy tính của mình cho đến khi bạn xác nhận việc này là hợp pháp.

- Hãy hỏi các dịch vụ này là thuê bao hay miễn phí và nếu có thì hãy dừng lại.

- Không cung cấp mã số bảo hiểm xã hội, ngân hàng hay thông tin tài chính khác.

- Bảo vệ máy tính cá nhân với các phần mềm bảo mật hợp pháp.

Đầu năm nay, nhiều chính trị gia của Mỹ đã ca ngợi hãng iYogi khi hãng này thiết lập trung tâm hỗ trợ kỹ thuật toàn cầu ở bang Maine với 300 việc làm. Tại thời điểm đó, thượng nghị sỹ bang Maine là Paul R LePage cho biết ông ủng hộ iYogi vì hãng này đã outsource công việc cho nước Mỹ.

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này