Vì sao phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô?

16:01 | 15/12/2015
Dây đai an toàn trên xe ô tô là một chi tiết rất nhỏ trên xe và xét về giá trị, nó còn nhỏ hơn nữa so với giá trị của chiếc xe nhưng xét về tầm quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng người ngồi trên xe thì đai an toàn đứng hàng đầu với công dụng rất quan trọng
Đã có thiết bị chống buồn ngủ cho lái xe
20 điều gối đầu giường dành cho tài xế mới vào nghề
Cùng Ford lái xe an toàn
Kinh nghiệm lái xe an toàn trên đường cao tốc

Tại Hội nghị An toàn giao thông Quốc gia 2015, KS. Doãn Mạnh Hùng, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có báo cáo tham luận về Dây đai an toàn trên xe ô tô (seat belt) thực tế và những kiến nghị.

Dây đai an toàn trên xe ô tô là một chi tiết nhỏ trên xe nhưng xét về tầm quan trọng bảo vệ tính mạng người ngồi trên xe thì lại đứng hàng đầu với công dụng rất quan trọng là giữ người tài xế (và hành khách ở băng ghế đầu) lại, không bay lên đập vào kính chắn gió hoặc đập mặt vào táp lô phía trước khi xe đột ngột dừng lại hoặc trong những trường hợp xảy ra tai nạn.

Vì sao phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô?

Khi xảy ra va chạm hay tai nạn, việc người lái xe hay các hành khách đi cùng va chạm với các vật cứng trong xe hoặc bị văng ra ngoài khỏi xe có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không đeo dây đai an toàn. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách không những làm mất tác dụng của dây đai mà đôi khi cũng gây ra tác dụng ngược có hại cho người sử dụng.

Tại việt nam thì việc sử dụng dây đai an toàn cũng chưa được người sử dụng quan tâm đúng mức để bảo vệ an toàn cho chính bản thân và cho người cùng đi.

Cấu tạo một dây đai an toàn thường bao gồm dây đai và khoá. Dựa trên cảm biến va chạm, thông tin được truyền tới bộ điều khiển dây đai để tự động siết chặt dây đai, nhờ đó có thể giữ chắc cơ thể không bị văng khỏi ghế. Nhờ các tính năng của dây đai có thể tự nới lỏng hoặc tự hãm nên lúc bình thường chúng ta vẫn cảm thấy thoải mái khi đeo dây nhưng khi va chạm mạnh dây đai sẽ tự siết lại và giữ cơ thể chúng ta tại chỗ ngồi.

Khi xảy ra va chạm thì quán tính của xe, của lái xe và của hành khách trên xe hoàn toàn độc lập với nhau. Giả sử trường hợp xảy ra va chạm trực diện (vào cột điện , bức tường kiên cố, ...) làm chiếc xe đột ngột dừng lại nhưng do lái xe, hành khách là những vật thể độc lập với xe nên sẽ tiếp tục chuyển động về phía trước và nếu không thắt dây đai an toàn thì người sẽlao về phía trướcva đập vào kính chắn gió, vô lăng, bảng táp lô,.... với vận tốc tương ứng với vận tốc của xe trước lúc xảy ra va chạm, thậm trí trường hợp va chạm tại vận tốc lớn người có thể bay xuyên qua kính chắn gió và tiếp tục va chạm với các vật thể khác trong quá trình di chuyển.

Do kính là một chất liệu cứng, đầu là một trong những bộ phận của cơ thể dễ bị tổn thương nhất nên nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong sau khi va chạm là rất lớn. Theo thống kê thì 75% người lái xe bị văng ra khỏi xe do không thắt dây đai an toàn đều bị tử vong.

Khi thắt dây đai an toàn đúng quy cách, các đây đai sẽ truyền phần lớn lực dừng thông qua các phần trên cơ thể như khung xương chậu, xương sườn. Lực này tác động vào nhiều điểm trên cơ thể nên không gây nhiều tổn thương và sẽ giảm được phần lớn các tác hại.

Chúng ta có thể xem xét vấn đề này bằng phương pháp tính toán thông qua xem xét bài toán va chạm dựa trên định luật Newton và Định luật bảo toàn năng lượng như sau: Một chiếc xe chuyển động với vận tốc v km/h, có khả năng va chạm với cây phía trước. Để dừng được xetừ vận tốc v km/h sau khoảng cách là d thì cần phải tác động một lực trung bình (Favg) là bao nhiêu?

Vì sao phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô?

Trong đó: KE là động năng của xe trước khi va chạm; Favg là lực để xe dừng lại một khoảng cách là d, m là khối lượng xe.

Trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu phanh xe để dừng hẳn, vận tốc của xe biến thiên từ v1 km/h đến v2=0 km/h và xe đi được đoạn đường d; công thực hiện bởi lực cần tác dụng để dừng xe là: A = Favg * d.

Mặt khác, theo định luật II Niu-tơn: F = m * a

Vì Favg không đổi nên gia tốc a (m/s2) không đổi và coi xe chuyển động thẳng biến đổi đều. Ta có: V22-V12=2 a * d

Công A này giúp xe chuyển động nên chính là năng lượng của xe do chuyển động mà có hay nói cách khác chính là động năng của xe nên khi đó công A để thực hiện vật dịch chuyển được đoạn đường d cũng được tính theo công thức sau: A=½* m * v22 – ½ * m * v12

Do khi phanh để dừng xe vận tốc biến thiên từ v1 km/h đến v2=0 km/h nên:

Favg * d = - ½* m * v12

Hay: Favg = (- ½* m * v12)/ d(1)

Từ công thức(1) chúng ta có thể tính được lực cần thiết để phanh, dừng xe hoặc giữ người sau một khoảng cách dịch chuyển là d.

Ví dụ: Tính toán đối với trường hợp xe có khối lượng 1450kg chạy với vận tốc 50 km/h thì động năng của xe sẽ là 21715 J và để dừng được xe ở khoảng cách 0.3 m thì phải tác động một lực tương đương 52.5 tấn. Trường hợp chạy với vận tốc 80 km/h thì để dừng được xe ở khoảng cách 0.3 m thì phải tác động một lực tương đương 120 tấn. èNhư vậy phải tác dụng một lực cực kỳ lớn.

Tương tự như vậy, Chúng ta hãy xem xét đến việc lực tác động để giữ người ngồi trên ghế của xe:

Vì sao phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô?

Tính toán đối với một người khối lượng 60 kg đang chạy xe với vận tốc 50 km/h thì động năng của người sẽ là 11592 (J) và lực giữ người lái xe trên ghế đối với từng trường hợp sẽ như sau:

Vì sao phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô?

Nếu ngưới lái xe không sử dụng dây đai an toàn thì Lực tác động (Favg) để giữ với khoảng cách d=6 cm (đảm bảo không va chạm với kính chắn gió, ...) tương đương 11 tấn, gia tốc chuyển động là 1612 m/s2;

Nếu ngưới lái xe sử dụng dây đai an toàn loại không tự căng đai thì Lực tác động để giữ với khoảng cách dịch chuyển d=30 cm tương đương 2 tấn, gia tốc chuyển động là 322 m/s2;

Nếu ngưới lái xe sử dụng dây đai an toàn loại tự căng đai thì Lực tác động để giữ với khoảng cách dịch chuyển d=45 cm thì và phải tác động một lực để giữ tương đương 1.4 tấn, gia tốc chuyển động là 215 m/s2;

Nếu ngưới lái xe không sử dụng dây đai an toàn thì Lực tác động (Favg) để giữ với khoảng cách d=6 cm (đảm bảo không va chạm với kính chắn gió, ...) tương đương 11 tấn, gia tốc chuyển động là 1612 m/s2;

Nếu ngưới lái xe sử dụng dây đai an toàn loại không tự căng đai thì Lực tác động để giữ với khoảng cách dịch chuyển d=30 cm tương đương 2 tấn, gia tốc chuyển động là 322 m/s2;

Nếu ngưới lái xe sử dụng dây đai an toàn loại tự căng đai thì Lực tác động để giữ với khoảng cách dịch chuyển d=45 cm thì và phải tác động một lực để giữ tương đương 1.4 tấn, gia tốc chuyển động là 215 m/s2;

Qua đó ta thấy, Nếu không có dây đai an toàn thì trường hợp xảy ra va chạm thì người trên xe có thể bị tác động một lực rất lớn và khi va chạm có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Nhưng trường hợp có đeo đây đai an toàn thì lực tác động lên cơ thể giảm đi rất nhiều lần và nhờ đó có thể giảm thiểu chấn thương hoặc tử vong và trường hợp dây đai có bộ căng đai để co giãn thì có thể giảm thêm lực tác động lên cơ thể.

Theo số liệu thống kê của Nhật Bản cho thấy 91% giữ được mạng sống trong các vụ tai nạn lật xe nếu thắt dây đai an toàn, còn đối với trường hợp đâm va mạnh thì tỷ lệ giữ được mạng sống là 75%; còn Ở Châu Âu, Viêc đeo dây đai an toàn có thể giảm nguy cơ tử vong đến 40% và số liệu thống kê ở một số nước khác thì việc sử dụng dây đai an toàn làm giảm 50% nguy cơ tử vong cho những người ngồi ở hàng ghế đầu tiên.

Tại Việt Nam, quy định sử dụng dây đai an toàn trong luật giao thông đường bộ: tại khoản 2 Điều 9. Quy tắc chung có quy định rõ “2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn”. Quy định xử phạt tại Nghị định 187 đối với lỗi không đeo dây đai an toàn là từ 100.000 ~ 200.000 đồng.

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có thống kê cụ thể về việc chấp hành sử dụng dây đai an toàn cũng như thống kê về số thương vong hoặc tử vong do không đeo dây đai an toàn khi xảy ra tai nạn, tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì ý thức chấp hành việc sử dụng dây đai an toàn trong quá trình sử dụng xe rất thấp, người lái xe hoặc hành khách đi cùng chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng dây đai để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thânvà hành khách đi cùng, thậm trí nếu có sử dụng thì đôi khi lại mang tính chất đối phó khi có cảnh sát giao thông để không bị sử phạt.

Có rất nhiều lý do để biện minh cho việc này, có một số người thì cho rằng việc sử dụng dây đai an toàn là không cần thiết, sử dụng khi thấy công an giao thông để tránh bị phạt. Một số người thì cho rằng đi quãng đường ngắn và đi chậm thì cũng không cần phải sử dụng dây đai… Thậm chí có người lại cho rằng xe có trang bị túi khí thì không cần đến đây đai an toàn nữa.

Về quy định trong luật giao thông đường bộ đã có quy định “Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn”. Tuy nhiên thì mức phạt cho lỗi không thắt dây đai an toàn khi xe chạy từ 100.000 ~ 200.000 đồng là một mức phạt còn khá thấp.

Do vậy, để việc sử dụng dây đai an toàn khi đi xe góp phần nâng cao hiệu quả giảm chấn thương khi xảy ra va chạm thì đề nghị cần nâng cao mức xử phạt lên tối thiểu 3 lần đối với các trường hợp vi phạm không đeo dây đai an toàn so với mức đang áp dụng cần bổ sung quy định trang bị dây đai an toàn trên toàn bộ ghế ngồi, đặc biệt là các xe chở khách là một yêu cầu bắt buộc trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chung đối với xe cơ giới.

Vì sao phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô?

Tiếp tục hoàn thiện xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về dây đai an toàn sử dụng trên xe cơ giới để làm cơ sở cho các nhà sản xuất xe, nhà sản xuất linh kiện thiết kế, chế tạo đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, đảm bảo an toàn kỹ thuật về dây đai an toàn sử dụng trên xe cơ giới.

Đầu tư trang thiết bị kiểm tra, thử nghiệm và xây dựng các phòng thử nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ cho việc kiểm tra, thử nghiệm dây đai an toàn sử dụng trên xe cơ giới.

Tăng cường công tác tuyên truyền về việc sử dụng dây đai an toàn như: Xây dựng các chương trình để nêu bật ý nghĩa vai trò của dây đai an toàn khi xảy ra va chạm trên chương trình an toàn giao thông quốc gia, các phương tiện thông tin đại chúng: như các tờ rơi, các video clip về tác dụng của dây đai an toàn; Đưa các nội dung như yêu cầu sử dụng dây đai an toàn, nhắc nhở người cùng đi, hành khách trên xe sử dụng dây đai an toàn, hướng dẫn sử dụng dây đai an toànvào các chương trình đào tạo lái xe, các chương trình an toàn giao thông trong các trường học để mọi người khi ngồi trên xe dù ở vị trí nào cũng nên đeo dây đai khi xe chạy.

Tăng cường công tác kiểm tra xử phạt lỗi không đeo dây đai an toàn đối với người lái xe, hành khách ngồi hàng ghế phía trước bằng việc kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra gián tiếp thông qua ảnh chụp bằng camera tự động lắp trên các tuyến đường.

Thu Hương

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này