Xử lý vi phạm TTATGT bằng hình ảnh- Một giải pháp đúng và trúng!

16:30 | 01/12/2015
Tình hình trật tự an toàn giao thông nói chung, trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng đang có những diễn biến phức tạp. Số người chết, người bị thương và những thiệt hại về kinh tế - xã hội do tai nạn giao gây ra vẫn ở mức cao. Việc xử lý vi phạm bằng hình ảnh đang đặt ra những yêu cầu vô cùng cấp thiết.
Xã hội hóa đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ để giảm thiểu TNGT
Hơn 500 đại biểu dự Hội nghị An toàn giao thông 2015
2.191 vụ TNGT, 786 người chết, 2.128 người bị thương trong tháng 11
TNGT ở Việt Nam còn kinh hoàng hơn cả khủng bố!
Xử lý vi phạm TTATGT bằng hình ảnh- Một giải pháp đúng và trúng!

Tại hội nghị An toàn giao thông quốc gia năm 2015 vừa được tổ chức mới đây, Cục cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt đã có báo cáo chuyên đề về vấn đề này và nêu nhiều kiến nghị cấp bách để có thể triển khai đồng loạt trên nhiều tuyến đường.

Từ 1/12/2015, lực lượng Cảnh sát giao thông (PC 67), Công an thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện xử phạt các hành vi vi phạm giao thông qua hình ảnh camera giám sát.

Sau hơn một năm tiếp nhận và vận hành thử nghiệm, đến nay, hơn 400 bộ camera đã được lắp đặt hoàn thiện tại 152 nút giao thông lớn của Hà Nội, như: Điện Biên Phủ - Trần Phú, Phố Huế - Trần Khát Chân, Ô Chợ Dừa, Giảng Võ - Cát Linh…

Qua thí điểm, đã có trên 2.000 trường hợp vi phạm Luật Giao thông bị xử lý. Các lỗi vi phạm chủ yếu đối với ô tô là lỗi vượt đèn đỏ, đi sai làn đường.

Hiện mạng lưới giao thông đường bộ ở nước ta có tổng chiều trên 180.000 km, trong đó có trên 90 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 15.065 km, tỉnh lộ 36.225 km, huyện lộ 129.259 km, đường đô thị 6.650 km và trên 130.000 km đường xã… tạo thành mạng lưới vận chuyển liên hoàn.

Sự phát triển về cơ sở hạ tầng giao thông đã phần nào thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân, nhu cầu vận tải hàng hóa và góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mở rộng giao thương và hội nhập của đất nước với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập về TTATGT. Tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông gia tăng gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông của người tham gia giao thông chưa cao.

Theo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (C67), từ năm 2010 đến 6/2015, toàn quốc đã xảy ra 194.758 vụ TNGT, làm chết 54.226 người, bị thương 204.541 người; xảy ra 1.054 vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 1 giờ; lực lượng Cảnh sát giao thông đã kiểm tra, xử lý 32.368.279 trường hợp vi phạm, tước 1.903.006 giấy phép lái xe, tạm giữ 158.662 ô tô, 3.400.302 mô tô.

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, số vụ việc vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ xảy ra trên thực tế lớn hơn rất nhiều so với số vụ được phát hiện và xử lý. Bởi không phải ở tất cả các tuyến đường, ở mọi thời điểm trong ngày đều có lực lượng chức năng tiến hành tuần tra, kiểm soát để phát hiện và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Xử lý vi phạm TTATGT bằng hình ảnh- Một giải pháp đúng và trúng!

Phân tích đối tượng gây tai nạn cho thấy, môtô, xe máy tham gia giao thông gây tai nạn chiếm tỷ lệ cao nhất (74%), xe ôtô chiếm 21% (còn lại 5% là do các đối tượng khác gây ra). Trong đó, người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia, sử dụng ma túy, do buồn ngủ… gây TNGT như chạy quá tốc độ chiếm 11,5%; tránh vượt sai quy định: 11%; đi không đúng làn đường, phần đường: 28,25%.

Cùng với nhiều giải pháp đồng bộ, từ năm 2008, Bộ Công an thí điểm xử dụng hệ thống giám sát giao thông bằng hình ảnh trên tuyến QL1A, đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ , kết hợp trạm thu phí với việc tích hợp biển số xe vi phạm trên tuyến để nhận dạng biển số và dừng phương tiện vi phạm. Kết quả cho thấy việc triển khai lắp đặt hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGT tác động mạnh mẽ vào ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, nhất là đối với người điều khiển ôtô, môtô…góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.

Xử lý vi phạm TTATGT bằng hình ảnh- Một giải pháp đúng và trúng!

Ghi hình và tự động nhận dạng biển số phương tiện, kể cả ô tô và mô tô vi phạm đáp ứng đầy đủ các yếu tố pháp lý, làm căn cứ cho việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài việc phát hiện và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, hệ thống camera giám sát còn hỗ trợ đắc lực cho công tác điều tiết phân luồng giao thông; lưu trữ các thông tin hình ảnh nhằm hỗ trợ công tác điều tra, tìm hiểu diễn biến và nguyên nhân vụ tai nạn, xác định được đối tượng gây tai nạn…

Với kết quả đạt được cho thấy, việc xây dựng hệ thống giám sát, là một chủ trương đúng của Bộ Công an, phát huy được hiệu quả đầu tư; từng bước nâng cao trình độ khoa học công nghệ ứng dụng vào công tác bảo đảm TTATGT, hiện đại hóa công tác TTKS của lực lượng CSGT.

Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến kết cấu đường và phòng, chống tội phạm trên tuyến. Cần khuyến khích các địa phương chủ động đầu tư xây dựng hệ thống giám sát trên các tuyến đường bộ nhưng phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống.

Xử lý vi phạm TTATGT bằng hình ảnh- Một giải pháp đúng và trúng!

Tại hội thảo, Bộ Công an đã đề nghị hoàn thiện dự án thí điểm xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm bằng hình ảnh trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn Nội Bài - Phú Thọ và tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình theo mô hình xã hội hóa, làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai lắp đặt trên các tuyến đường BOT và bổ sung quy định việc xây dựng hệ thống giám sát là một phần của thiết kế, xây dựng tuyến đường cao tốc.

Đối với các trường hợp phương tiện vi phạm nhưng không dừng ngay được phương tiện để kiểm soát, xử lý; việc ra thông báo yêu cầu người vi phạm đến xử lý “phạt nguội” gặp khó khăn, hiệu quả thấp, vì tình trạng xe mua bán không sang tên, chuyển chủ nhiều, chủ phương tiện, lái xe trốn tránh không đến xử lý vi phạm (chỉ đạt 21.4% trên tổng số các trường hợp gửi thông báo). Công an Hà Nội đã tính đến phương án “phạt nguội” cả xe không chính chủ, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện thay đổi chỗ ở.

Thu Hương

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này