Việt Nam đang lợi thế hưởng lợi công nghệ mới nhất của 4G

16:04 | 23/10/2015
Qualcomm và Ericsson cho rằng, mặc dù Việt Nam triển khai 4G chậm hơn một số nước, nhưng lại có lợi thế hưởng lợi công nghệ mới nhất của 4G/LTE.
Những mẹo kiểm soát cước 3G trên điện thoại di động
Buông lỏng 3G, người dùng chịu thiệt
Nhật Bản thử nghiệm 5G thành công ngoài hiện trường

Đại diện Qualcomm Đông Nam Á, ông Mantosh Malhotra cho biết, ở một số nước phát triển, 4G đã được triển khai từ lâu, nhưng đây là thời điểm phù hợp để Việt Nam tiến lên 4G vì hệ sinh thái 4G đã tương đối hoàn thiện và giá thiết bị đầu cuối 4G tương đối rẻ. Việt Nam triển khai 4G chậm hơn một số nước, nhưng lại có lợi thế hưởng lợi công nghệ mới nhất của 4G.

Việt Nam đang lợi thế hưởng lợi công nghệ mới nhất của 4G
Trên thế giới hiện đã có hơn 670 nhà mạng nghiên cứu LTE

Ông Patrick Tsie, Trưởng bộ phận công nghệ, Qualcomm Đông Nam Á - Quản lý mạng công nghệ của Qualcomm tại Hồng Kông cũng chia sẻ, trên thế giới hiện đã có hơn 670 nhà mạng nghiên cứu LTE, trong đó 422 nhà mạng đã triển khai LTE. Với sự phát triển các bước tiến hóa của công nghệ 4G/LTE có thể tốc độ lên tới 450Mbps. Với công nghệ 4G + thì có thể đạt tốc dộ truyền dữ liệu lên tới 450 – 600 Mbps. Tính năng này giúp tốc độ LTE tăng đột biến, trực tiếp ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, đem đến trải nghiệm tốt hơn. Khách hàng có thể dùng streaming video HD kể cả ở vùng phủ sóng rất xa vẫn đảm bảo chất lượng HD. Hiện đã có nhiều nhà mạng sử dụng tính năng này làm phương tiện truyền thông với người tiêu dùng.

Ông Patrick Tsie còn nói thêm, ngoài việc sử dụng trên các băng tần có xin phép, LTE có thể sử dụng trên băng tần không cần cấp phép như băng tần wifi. Bên cạnh đó tính năng Voice of LTE (VoLTE) hỗ trợ cả thoại cho 4G, đây là tính năng mà công nghệ 4G/LTE trước đó không làm được.

Việt Nam đang lợi thế hưởng lợi công nghệ mới nhất của 4G
Ông Hakan Ohlsen, Giám đốc chiến lược về Công nghệ và Băng tần của Ericsson Việt Nam chia sẻ thông tin về 4G

Chia sẻ về xu hướng triển khai 4G, ông Hakan Ohlsen, Giám đốc chiến lược về Công nghệ và Băng tần của Ericsson Việt Nam cho biết, Ericsson cũng giúp mạng TelSonia Thuỵ Điển cung cấp dịch vụ 4G/LTE đầu tiên trên thế giới vào năm 2009. Ngay khi mới xuất hiện, Mạng LTE 4G đầu tiên ở Thuỵ Điển đã có tốc độ rất tốt. Bằng những cách đo đơn giản nhất về tốc độ, ngay trên đường phố có những nơi đạt tốc độ từ 80-90Mbps và tốc độ trung bình đo được ở ngoài đường là 34Mbps. LTE là mạng tốc độ cao vì vậy nó phát triển rất nhanh. Tới nay ở quy mô toàn cầu đã có trên 700 triệu thuê bao LTE và theo dự đoán trong Ericsson Mobility Report là đến 2020 sẽ có 3,7 tỉ thuê bao LTE.

Ông Hakan Ohlsen nhấn mạnh, một điều quan trọng là 3G và LTE sẽ luôn phát triển song song. Tới năm 2020, ở vùng Châu Á Thái Bình Dương dự đoán có 40% là thuê bao 3G và 40% là thuê bao LTE. Hai mạng 3G và LTE sẽ hoạt động đồng thời. Vì vậy việc không ngừng nâng cấp tối ưu hoá mạng 3G là rất quan trọng. Ở một số quốc gia ngoại lệ như Mỹ và Hàn Quốc, LTE vượt trội 3G và chiếm đa số nhanh chóng chỉ bởi họ chuyển đổi CDMA sang LTE.

Ông Hakan Ohlsen khẳng định, hiện tại Việt Nam đã sẵn sàng cho LTE và Ericsson sẵn sàng kinh nghiệm để đồng hành hiệu quả nhất với các nhà khai thác viễn thông Việt Nam. Xét về khía cạnh xã hội, mạng LTE chất lượng cao, dung lượng lớn cho phép mọi nơi đều có vùng phủ đáp ứng các ứng dụng cao cấp, đặc biệt những khu vực đô thị rất cần các băng tần cao cung cấp băng thông lớn. Các ứng dụng đòi hỏi dung lượng cao như truyền hình HD trực tiếp sẽ trở thành hiện thực và phát triển chóng mặt trong những năm tới. Những ứng dụng như vậy kết hợp với các ứng dụng không yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao sẽ làm thành đối thói quen và hành vi của các thuê bao và cho ra đời những mô hình hợp tác mới. Chính những thiết bị và ứng dụng mới trên mạng chất lượng cao sẽ tạo nên sự kết nối rất chặt chẽ trong xã hội.

Trên phương diện kinh tế Hakan Ohlsen cho rằng, chính sự thay đổi kết nối của hệ thống di động đã thúc đẩy sự hình thành một kỷ nguyên dữ liệu mà ở đó các mô hình kinh doanh và việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh đều được thực hiện một cách tối ưu nhất về chi phí. Ngoài ra, nhu cầu về truy cập vào nhiều phổ tần với băng thông lớn hơn ở cả tần số cao và tần số thấp tại cùng một thời điểm sẽ được đáp ứng với mức chi phí hợp lý.

"Đối với các nhà khai thác viễn thông, LTE là sự đầu tư mang tính dài hạn bởi tương lai của LTE sẽ là 5G. Việc các nhà mạng có nhu cầu rất cao về băng thông cực lớn liên quan rất nhiều tới chi phí đầu tư và họ cần phải cân nhắc điều này ngay từ thời điểm ban đầu của 4G song song với việc hiện đại hóa mạng 3G. Điều này có thể tạo nên sự cạnh tranh giữa các nhà mạng nhưng đồng thời tất cả các nhà mạng đều có thêm những cơ hội linh hoạt trong việc mang đến các dịch vụ khác biệt cho các thuê bao" ông Hakan Ohlsen nói.

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này