Doanh nghiệp được “thỏa sức” khuyến mãi

Quyền lợi người tiêu dùng có được bảo đảm?

13:19 | 15/10/2015
Doanh nghiệp sẽ được “thỏa sức” khuyến mãi vào các dịp: Mùa khuyến mãi, tháng khuyến mãi hay các đợt khuyến mãi mua sắm hàng năm… Đó là dự thảo vừa được Bộ Công Thương báo cáo tại hội nghị tổng kết về Luật Thương mại năm 2015, trong đó có đưa ra một số đề xuất thay đổi chính sách dựa trên ý kiến của các doanh nghiệp (DN). Dự thảo trên nhận được rất nhiều sự đồng tình của DN và người tiêu dùng.
Tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hạn chế mức tin nhắn, quyền lợi người tiêu dùng có được bảo đảm?

Doanh nghiệp được tăng giảm giá theo mùa

Trong hoạt động kinh doanh, thương mại, việc DN thực hiện các chiến lược kinh doanh nhằm đưa hàng hóa đến gần hơn với người tiêu dùng, nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời mang lại lợi nhuận thông qua các chương trình như: khuyến mãi, giảm giá ưu đãi… thường được các DN sử dụng một cách tối đa nhất. Tuy nhiên, nhằm hạn chế việc các DN lớn liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá triệt hạ đối thủ cạnh tranh có vốn đầu tư ít hơn, nhà nước đã đưa ra quy định về mức giới hạn giảm giá tại Điều 6, Nghị định 37/2006/NĐ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa khuyến mãi không được vượt quá 50% giá hàng hóa đó ngay trước thời gian khuyến mãi. Bên cạnh đó, để góp phần đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, luật cũng quy định thời gian khuyến mãi của DN không vượt quá 45 ngày cho một đợt giảm giá và không quá 90 ngày trong một năm…

Quyền lợi người tiêu dùng có được bảo đảm?
DN có thể được phép thực hiện giảm giá khuyến mãi lên đến trên 50% theo mùa vụ, dịp mua sắm…

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nên kinh tế Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội mới, việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày một mạnh mẽ hơn. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi của các DN, Bộ Công thương đã đưa ra một số đề xuất thay đổi quy định chính sách, sau khi tiếp nhận nhiều ý kiến của các địa phương và phản hồi của cộng đồng DN, qua đó kiến nghị cho phép DN thực hiện khuyến mãi không khống chế ở mức 50% như quy định hiện hành, mà có thể được thỏa sức giảm giá vào các mùa, các dịp hội chợ…

“Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực may mặc, việc kích cầu mua sắm thông qua các chương trình giảm giá, khuyến mãi…thường được chúng tôi áp dụng. Tuy nhiên, với việc hạn chế về mức độ khuyến mãi như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang bị bó hẹp. Đó là chưa nói đến việc đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, vào mỗi mùa, hay kết thúc một mùa nào đó, doanh nghiệp thường phải giảm giá bán đi những mẫu mã cũ, để hút người tiêu dùng chúng tôi không thể mãi đưa ra mức giá giảm 20-30% được. Trong khi đó, đối với các nước trong khu vực như: Singapore, Malaysia…mặc dù có quy định về hạn mức khuyến mãi, tuy nhiên để kích cầu mua sắm họ vẫn cho phép DN thực hiện khuyến mãi lên đến 70-80% vào các dịp hoặc mùa lễ hội. Bởi vậy, dự thảo sửa đổi một số quy định về Luật Thương mại với các DN mà BCT đưa ra, theo tôi nó cũng phù hợp với thời điểm hiện tại”, ông Nguyễn Quang Đại, giám đốc Cty may Liên Á cho biết.

Cùng chung quan điểm với ông Đại, bà Đặng Thị Thúy – PGĐ Cty CP may xuất khẩu Phương Hà (KCN Phú Nghĩa, Hà Nội) cho rằng, dự thảo cho DN giảm giá sâu vào một số thời điểm như: Tháng khuyến mãi, mùa mua sắm, hội chợ, triển lãm…là cần thiết và hợp lý. Thậm chí, nên có những quy định cho phép các DN bên bờ vực phá sản, dừng hoạt động được thực hiện chương trình giảm giá ở mức quá 50%, điều ấy không chỉ giúp DN thanh lý hàng tồn, mà còn vớt vát được một chút vốn.

Người tiêu dùng có được hưởng lợi?

Bà Nguyễn Thị Tú, khu tập thể Viện Lâm Hóa, Bắc Từ Liêm cho biết, ai cũng có nhu cầu mua được mặt hàng có chất lượng với giá rẻ, vì thế, họ thường lựa chọn thời điểm các DN giảm giá để tìm mua. Nhưng làm sao để các mặt hàng giảm giá ấy là những mặt hàng chất lượng, thời hạn sử dụng còn nhiều, chứ nếu giảm giá bán mà nhiều DN coi thường sức khỏe người tiêu dùng, bán hàng cận đát hoặc kém chất lượng thì thà mua hàng đúng giá còn hơn.

Với những quy định, chính sách được đưa ra tại Luật Thương mại nhằm bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp trước nhiều yếu tố…chúng ta dễ dàng nhận thấy luật đề cao quyền tự do kinh doanh của DN. Thế nhưng, nhằm nới lỏng cơ chế, thủ tục cũng như điều chỉnh một số quy định về hạn mức khuyến mãi, giảm giá bán thích ứng với sự thay đổi của thị trường, việc dự thảo tăng mức khuyến mãi trên 50% tại một số thời điểm, đã nhận được sự đồng thuận rất lớn từ các DN và người tiêu dùng. Tuy nhiên, không ít người cũng tỏ ra lo ngại rằng, liệu người tiêu dùng đã thực sự được hưởng lợi từ các chương trình khuyến mãi mà DN đưa ra hay chưa?

Bà Nguyễn Thị Tú, khu tập thể Viện Lâm Hóa, Bắc Từ Liêm cho biết, ai cũng có nhu cầu mua được mặt hàng có chất lượng với giá rẻ, vì thế, họ thường lựa chọn thời điểm các DN giảm giá để tìm mua. Nhưng làm sao để các mặt hàng giảm giá ấy là những mặt hàng chất lượng, thời hạn sử dụng còn nhiều, chứ nếu giảm giá bán mà nhiều DN coi thường sức khỏe người tiêu dùng, bán hàng cận đát hoặc kém chất lượng thì thà mua hàng đúng giá còn hơn.

Liên quan đến việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Hà (giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Thương mại Hà Nội) phân tích, rất nhiều người tiêu dùng mua được mặt hàng mình ưa thích từ các chương trình khuyến mãi, giảm giá, khiến nhiều DN đua nhau giảm giá cạnh tranh. Việc DN cạnh tranh, đưa ra càng nhiều chương trình khuyến mãi thì người tiêu dùng càng được hưởng lợi. Tuy nhiên, khi mua hàng chúng ta cần xem rõ thời gian sản xuất, mẫu mã sản phẩm để tránh mua phải hàng quá đát, cận đát hoặc kém chất lượng. Còn việc DN lợi dụng vào quy định khuyến mại mà có hình thức cạnh tranh không lành mạnh, hay bán những sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, thì người tiêu dùng cần báo ngay đến Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan quản lý thị trường điều này được quy định rõ tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP, bảo vệ người tiêu dùng.

“Nhằm thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế, cũng như sự biến chuyển liên tục của các mặt hàng dịch vụ, ngoài việc đề xuất sửa đổi hạn mức khuyến mại theo mùa vụ, thời điểm…cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải bổ sung thêm nhiều biện pháp hướng dẫn, chế tài đối với các hình thức khuyến mãi như: khuyến mãi mua theo nhóm, theo đơn hàng, gói sản phẩm, khuyến mãi tiền mặt, dịch vụ…hình thức này đang được các doanh nghiệp BĐS sử dụng rất nhiều”, bà Hà cho biết thêm.

Đạt Đỗ

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này