Kết nối nguồn nông sản sạch

04:50 | 10/10/2015
Với quy mô dân số đông, sản xuất tại chỗ trên địa bàn rất khó để đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Làm thế nào để tìm kiếm nguồn nông sản thực phẩm an toàn, cung cấp cho thị trường Hà Nội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp Thủ đô.
Tìm hướng tiêu thụ cho nông sản Việt
Hướng đi nào cho nông sản?

Xây dựng chuỗi liên kết

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, lương thực thực phẩm sản xuất tại chỗ của thành phố chỉ cung cấp được 52% thịt các loại, 64% cá, 65% trứng gia cầm, 20% sữa, 44% gạo tẻ, 55% rau củ tươi và 17% quả tươi. Số còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành trong cả nước và nhập khẩu nước ngoài. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, muốn hợp tác bền vững, các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm. Bởi vậy, việc tìm kiếm nguồn nông sản thực phẩm an toàn cung cấp cho thị trường Thủ đô là một trong những nhiệm vụ khó, nhưng hết sức quan trọng của ngành nông nghiệp Hà Nội. Trước tình hình này, từ năm 2013 đến nay, Hà Nội đã mở một lối đi riêng khi tiên phong thành lập Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp để lo chuyện đầu ra cho nông dân. Đây chính là cầu nối giữa Hà Nội với các địa phương khác nhằm đưa sản phẩm nông nghiệp sạch về Thủ đô, xây dựng thêm chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá bán cho người sản xuất.

Kết nối nguồn nông sản sạch
Hội chợ nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2015.

Đơn cử như tỉnh Hưng Yên, là tỉnh giáp ranh với thành phố Hà Nội, theo thống kê toàn tỉnh có trên 8.000ha cây ăn quả, lượng quả tươi đạt trên 100.000 tấn/năm. Chăn nuôi, thủy sản cũng phát triển khá mạnh cả về số lượng và quy mô. Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng có nhiều nông sản thực phẩm được sản xuất theo quy trình an toàn, song thời gian qua việc đưa sản phẩm về tiêu thụ tại Hà Nội chủ yếu vẫn qua đường tiểu ngạch. Nói như ông Nguyễn Văn Doanh, Giám đốc Sở NN&PTNT Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên có nhiều điều kiện để mở rộng các vùng sản xuất đảm bảo chất lượng, kiểm soát theo chuỗi nhằm cung cấp nông sản, thực phẩm an toàn cho Thủ đô. Do đó, việc kết nối hợp tác với các doanh nghiệp của Hà Nội từ sản xuất đến tiêu thụ sẽ góp phần thúc đẩy nông dân Hưng Yên chuyển đổi mạnh mẽ trong sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Không chỉ riêng Hưng Yên, ngành nông nghiệp Hà Nội cũng chủ động ký kết thỏa thuận phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về tiêu thụ rau, quả, thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn… Sau gần 2 năm triển khai thỏa thuận này, tất cả các địa phương đều tích cực vào cuộc và sự phối hợp đã đạt hiệu quả.

Cần nhân rộng hơn nữa

Không chỉ riêng Hưng Yên, ngành nông nghiệp Hà Nội cũng chủ động ký kết thỏa thuận phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về tiêu thụ rau, quả, thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn… Sau gần 2 năm triển khai thỏa thuận này, tất cả các địa phương đều tích cực vào cuộc và sự phối hợp đã đạt hiệu quả cao.

Tính đến nay, bằng phương thức kết nối với các tỉnh bạn, gần 30 lượt DN của Hà Nội chuyên sản xuất, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, thiết bị ký kết hợp tác với các địa phương. Qua đó chuyển giao hàng trăm con bò giống BBB, hàng vạn cây ăn quả (cam Canh, bưởi Diễn, thanh long ruột đỏ, nhãn muộn), hàng vạn hệ thống biogas composite... tới các tỉnh như Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình... Hiện nay, các DN tham gia chương trình hợp tác đã kết nối được với trên 40 cơ sở sản xuất tiêu biểu của các tỉnh, thành. Trong đó có trên 30 hợp đồng được ký kết với hơn 60 chủng loại mặt hàng đang được tiêu thụ trên các kênh phân phối của Hà Nội như mật ong Phong Thổ (Lai Châu), miến dong Tuyên Quang, vú sữa Lò Rèn...

Ngay trên địa bàn TP, nhiều nhịp cầu nối người tiêu dùng tới các vùng sản xuất nông sản an toàn cũng đã được tổ chức, như tổ chức giới thiệu sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân (Sóc Sơn), rau an toàn Tiền Lệ (Hoài Đức), thịt lợn hữu cơ xã Minh Phú (Sóc Sơn)... Qua đó, người tiêu dùng bước đầu nhận diện được các sản phẩm nông sản an toàn, có nguồn gốc xuất xứ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, thực tế, vấn đề nổi lên khiến những người làm công tác quản lý ngành nông nghiệp băn khoăn là nhiều mặt hàng nông sản đặc sản của các tỉnh vẫn phải đi “đường vòng” về Hà Nội, nghĩa là thông qua nhiều đầu mối trung gian. Điều này khiến cho giá thành sản phẩm tới tay người tiêu dùng Thủ đô luôn ở mức cao, trong khi người trực tiếp sản xuất lại không được hưởng lợi. Chính vì vậy, việc xây dựng tốt các chuỗi giá trị liên kết vừa góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển vừa giúp đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho người dân.

Anh Tuấn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này