Quy định hỗ trợ tiền cho vợ chồng sinh con một bề là gái

Ẩn chứa sự mất bình đẳng giới

15:04 | 29/09/2015
Dự thảo Luật Dân số lần thứ 3 của Bộ Y tế vừa đưa ra có nhiều điểm gây tranh cãi, nhất là việc sẽ hỗ trợ tiền cho vợ chồng sinh toàn con gái.
Thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong hoạt động CĐ
Việt Nam đứng thứ 3 trong ASEAN về thực hiện bình đẳng giới
Vai trò của Công đoàn trong bình đẳng giới

Trước thực tế chênh lệch giới tính ngày càng gia tăng, tỷ lệ bé trai được sinh ra nhiều hơn bé gái do hệ quả của việc lựa chọn giới tính trước sinh, quan điểm trọng nam kinh nữ vẫn còn ở một bộ phận người dân, Bộ Y tế đã đưa vào dự thảo Luật Dân số quy định sẽ hỗ trợ tiền cho vợ chồng sinh con một bề là gái. Việc hỗ trợ cho vợ chồng sinh con một bề là gái, là chính sách nhân văn, hạn chế được một phần chênh lệch giới tính. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia và người dân chính sách này chỉ là tạm thời, khó khả thi và tiềm ẩn sự bất bình đẳng mới là tại sao sinh con gái được hỗ trợ còn con trai lại không?.

Ẩn chứa sự mất bình đẳng giới
Ảnh minh họa

“Theo tôi nghĩ việc hỗ trợ tiền sẽ không giải quyết được triệt để vấn đề chênh lệch giới tính. Bởi những người sinh con thứ 3 mong muốn có con trai thường là những gia đình khá giả. Còn đại bộ phận người dân ở nông thôn, miền núi, họ lại không quan tâm đến vấn đề con trai hay con gái. Do đó, nếu đưa hỗ trợ sinh con gái vào quy định, không những không hạn chế được việc sinh con thứ 3 mà còn gây lãng phí ngân sách nhà nước, cũng như hỗ trợ không đúng đối tượng”, chị Lê Thị Loan, trú tại An Khánh, Hòai Đức, Hà Nội chia sẻ.

“Tôi nghĩ, dự thảo Luật Dân số lần này đưa một số quy định mới vào nhằm giảm thiểu việc tăng dân số quá nhanh. Tuy nhiên, việc hỗ trợ cho gia đình sinh toàn con gái là bất bình đẳng. Bởi thực tế, việc tăng dân số quá nhanh như hiện nay, không chỉ có việc người dân muốn sinh con trai, mà nhiều người cũng muốn sinh con gái. Không ít gia đình sinh quá nhiều con trai, khi có con gái còn tổ chức liên hoan, ăn uống linh đình. Và điều quan trọng nhất, chúng ta đang hướng đến sự bình đẳng, vậy con trai và con gái có khác gì nhau khi áp dụng chính sách này?”, chị Trần Phương Thảo, trú tại Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội , bày tỏ.

Còn với anh Nguyễn Giang Nam, trú tại Cầu Giấy thì cho biết: Việc đưa chính sách hỗ trợ cho vợ chồng sinh toàn con gái nên được lấy ý kiến rộng rãi trong toàn dân. Đặc biệt cần phải có những phiếu khảo sát xã hội đối với những gia đình sinh con một bề (cả trai và gái) để đánh giá cụ thể xem thế nào. Bởi, nếu hỗ trợ nhiều, thì nhà nước lấy đâu ra tiền, còn nếu chỉ là hỗ trợ một ít trên tinh thần “tình cảm” thì e rằng khó tác động sâu vào tâm lý của người “khát con trai”. Đối với những người cố tình muốn sinh thêm con, việc có hay không có hỗ trợ chẳng còn quan trọng.

Theo nhiều chuyên gia, việc Bộ Y tế đưa ra chính sách hỗ trợ cho gia đình sinh toàn con gái là khó khả thi và ít nhận được sự đồng thuận của người dân. Lý do bởi, nước ta đang hướng tới việc bình đẳng nam, nữ. Nay đưa ra chính sách này thì chẳng hóa ra chúng ta phá bỏ cái quyền bình đẳng của một bộ phận lớn người dân. Chưa kể gây tâm lý, việc sinh con gái được mặc định là “người yếu thế”.

Cũng theo anh Nam, việc hỗ trợ cho vợ chồng sinh toàn con gái không chỉ ẩn chứa sự mất bình đẳng mà còn rất dễ bị “hớ”. Bởi trong trường hợp, nếu cặp vợ chồng này đã nhận hỗ trợ rồi, nhưng sau đó lại bị “vợ kế hoạch” thì sẽ xử lý ra sao, Bộ Y tế đã tính đến điều này chưa?.
Theo nhiều chuyên gia, việc Bộ Y tế đưa ra chính sách hỗ trợ cho gia đình sinh toàn con gái là khó khả thi và ít nhận được sự đồng thuận của người dân. Lý do bởi, nước ta đang hướng tới việc bình đẳng nam, nữ. Nay đưa ra chính sách này chẳng hóa ra chúng ta phá bỏ cái quyền bình đẳng của một bộ phận lớn người dân. Chưa kể gây tâm lý, việc sinh con gái được mặc định là “người yếu thế”.

Ngoài ra, việc hỗ trợ cho người sinh toàn con gái, nếu được thực hiện tốt, tương lai tỉ lệ sinh có thể “đảo chiều”. Tỷ lệ sinh con gái nhiều hơn con trai thì chính sách này có còn hợp lý?. Lúc ấy việc thay đổi hỗ trợ cho gia đình sinh toàn con trai liệu có được thực hiện. Nếu thực hiện, thì bản chất vấn đề tăng dân số nhanh sẽ không được thực hiện. Có khi lại thành ra phong trào sinh con, khiến dân số càng tăng lên thêm?.

Còn trong trường hợp, chính sách hỗ trợ gia đình sinh toàn con gái không đạt được kết quả, thì không những mục tiêu đặt ra không hoàn thành mà một phần ngân sách nhà nước, nói cụ thể hơn là tiền thuế của dân đã bị “bốc hơi”. Lúc ấy, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?.

Ngô Bảo Chi

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này