LĐLĐ Tỉnh Đồng Tháp

Nhiều hoạt động trong phòng chống tác hại của thuốc lá

17:09 | 30/06/2015
Thông qua sự tuyên truyền, vận động của các cấp CĐ, đã có hơn 55.089 CNVCLĐ tỉnh Đồng Tháp bỏ hút thuốc lá, đưa con số CNVCLĐ nói không với thuốc lá trong toàn tỉnh đạt tỷ lệ 80%. Kết quả này có được là do LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp đã có những biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ trong cuộc chiến phòng chống tác hại của thuốc lá.
Nỗ lực phòng chống tác hại của thuốc lá
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đấu tranh phòng, chống buôn lậu
Xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá
Tổ chức Công đoàn với cuộc chiến đẩy lùi thuốc lá trong CNVCLĐ

Ông Phạm Thanh Tuấn, Trưởng ban Tuyên giáo và nữ công LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp hiện đang có 1508 CĐCS, nghiệp đoàn với 68.172 đoàn viên CĐ. Nhận thức những tác hại nghiêm trọng mà thuốc lá gây ra cho bản thân mỗi NLĐ và toàn xã hội, LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để đẩy lùi tác hại của thuốc lá trong CNVCLĐ.

Bắt đầu từ công tác tuyên truyền, LĐLĐ tỉnh đã lồng ghép việc tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá với việc tuyên truyền pháp luật đến CNVCLĐ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đặc biệt, kể từ khi Luật và chiến lược quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực và khi Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai hướng dẫn số 279- HD/TLĐ, ngày 28/2/2013 về công tác tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá trong đoàn viên, CNVCLĐ, LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp đã ban hành hướng dẫn chỉ đạo các cấp CĐ tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá trong CNVCLĐ tỉnh.

Nhiều hoạt động trong phòng chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh, các cấp CĐ trong tỉnh đã chủ động phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá trong CNVCLĐ gắn với thực hiện xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa và xây dựng CĐCS vững mạnh. Trên 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đến đoàn viên, CNVCLĐ; một số CĐCS còn lồng ghép việc tổ chức tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá thông qua các hình thức như: Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sân chơi, diễn đàn, với hơn 2.167 cuộc, thu hút 156.145 lượt đoàn viên, CNVCLĐ tham dự.

Sau 2 năm, các cấp CĐ trong tỉnh đã treo hơn 1.200 pa nô, áp phích, khẩu hiệu hành động; treo biển "Cấm hút thuốc lá" tại các phòng làm việc của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, qua đó xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp v.v... Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều bổ sung tiêu chí "Cấm hút thuốc lá" vào nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, coi đây là một chỉ tiêu thi đua trong xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa, đảm bảo môi trường xanh, sạch đẹp để cán bọ, đoàn viên, CNVCLĐ nghiêm túc thực hiện. Các CĐCS cũng kịp thời biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, tuyên truyền vận động đoàn viên, CNVCLĐ và gia đình gương mẫu hạn chế hoặc không sử dụng thuốc lá trong đám cưới, đám tang, lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.

Ông Phạm Thanh Tuấn cho biết: "Hiện nay, số CNVCLĐ nói không với thuốc lá trong tỉnh đạt 80%. Hầu hết CNVCLĐ trẻ mới đi làm là không hút thuốc lá. 20% CNVCLĐ còn lại hút thuốc lá đa số là lớn tuổi, đã hút thuốc lâu năm".

Với những biện pháp đó, các cấp CĐ đã tuyên truyền vận động hơn 55.089 CNVCLĐ bỏ hút thuốc. Ông Phạm Thanh Tuấn cho biết: "Hiện nay, số CNVCLĐ nói không với thuốc lá trong tỉnh đạt 80%. Hầu hết CNVCLĐ trẻ mới đi làm là không hút thuốc lá. 20% CNVCLĐ còn lại hút thuốc lá đa số là lớn tuổi, đã hút thuốc lâu năm".

Cũng theo ông Phạm Thanh Tuấn, mặc dù các cấp CĐ trong tỉnh đã nỗ lực trong cuộc chiến phòng chống tác hại của thuốc lá, tuy nhiên, vẫn còn một số CĐCS chưa thực sự quan tâm đến công tác này. Việc thông tin tuyên truyền về tác hại của thuốc lá cho CNVCLĐ có nơi, có lúc còn hạn chế, hình thức, hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền cho CNLĐ tại các khu, cụm công nghiệp, còn gặp khó khăn cả về điều kiện và thời gian; tài liệu tuyên truyền còn ít so với nhu cầu thực tế.

Để công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong CNVCLĐ đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, ông Phạm Thanh Tuấn cho biết, LĐLĐ tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá trong CNVCLĐ, trong đó chú trọng đối tượng là CNLĐ tại các doanh nghiệp; CBCCVC phải gương mẫu chấp hành và thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Song song với đó, LĐLĐ tỉnh chỉ đạo các cấp CĐ tiếp tục tổ chức cho đoàn viên, CNVCLĐ ký cam kết xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc; tăng cường viết tin, bài về công tác phòng chống tác hại thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng đồng thời tiếp tục chỉ đạo các cấp CĐ rà soát nắm chắc số đối tượng CNVCLĐ còn hút thuốc lá để tuyên truyền, vận động. LĐLĐ tỉnh sẽ tăng cường công tác tham mưu, phối hợp với Ban điều hành phòng chống tác hại thuốc lá của tỉnh trong việc định hướng, tổ chức công tác tuyên truyền và tích cực kiểm tra, giám sát thực hiện môi trường làm việc không khói thuốc lá thông qua việc phúc tra cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Thay mặt LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp, ông Phạm Thanh Tuấn kiến nghị, Nhà nước cần tổ chức lực lượng giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tại nơi công cộng để thực thi hiệu quả hơn pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá.

Ngọc Diệp

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này