Ngày quốc tế Lao động giúp việc gia đình (16/6)

Quyền lợi tối thiểu của người lao động

10:49 | 18/06/2015
Giúp việc gia đình đang trở thành một lĩnh vực phát triển giúp lao động Việt Nam tìm kiếm cơ hội việc làm trong và ngoài nước. Ngày Quốc tế lao động giúp việc gia đình năm nay là thời điểm để chúng ta suy nghĩ đến tương lai của lao động giúp việc gia đình Việt Nam, để hiểu về những thách thức có thể xảy ra khi tăng số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực này.
Nghề giúp việc gia đình: Vẫn thiếu bảng danh mục công việc
21,5 triệu lao động giúp việc gia đình được hưởng lợi

Theo ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, 4 năm trước đây (ngày 16/6/2011), hội nghị lao động quốc tế đã thông qua Công ước về lao động giúp việc gia đình, (số 189), một dấu mốc trong việc tăng cường công tác báo vệ đối với 53 triệu lao động giúp việc gia đình trên toàn cầu. Công ước và khuyến nghị kèm theo là những tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được áp dụng cụ thể đối với lao động giúp việc gia đình, gồm cả lao động giúp việc gia đình làm việc ở nước ngoài.

Quyền lợi tối thiểu của người lao động
Đào tạo lao động trước khi làm giúp việc gia đình tại Đài Loan

Tại Việt Nam, số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình sẽ ngày càng tăng nhanh. Những yếu tố tác động tới sự gia tăng về số lượng người lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam là do sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và sự hạn chế về các dịch vụ chăm sóc y tế. Sự gia tăng số lượng lao động giúp việc gia đình trong nước cũng đã khiến họ ngày càng nhận ra nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài trong ngành nghề giúp việc gia đình tại các quốc gia và vùng lãnh thổ như Macao (Trung quốc), Đài Loan (Trung Quốc) và Cộng hoà Síp…

Đáng chú ý, trong tình hình hiện nay, Việt Nam tiếp tục hướng tới chỉ tiêu về số lượng lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài và cũng đã có nhiều hoạt động hợp tác song phương với một số thị trường trọng điểm có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động giúp việc gia đình như: Đài Loan (Trung Quốc) đã huỷ bỏ quyết định dừng tiếp nhận lao động mới làm giúp việc gia đình từ Việt Nam được áp dụng từ năm 2005; Chính phủ Thái Lan đã đồng ý cho phép lao động Việt Nam không có giấy tờ hợp pháp (đi theo các kênh không chính thức) trong lĩnh vực giúp việc gia đình tại đây đăng ký để được cấp giấy phép lao động 1 năm; Ả rập Xê út và Việt Nam gần đây cũng đã ký bản ghi nhớ về việc tiếp nhận lao động giúp việc gia đình.

Hiện nay, có khoảng 5.000 lao động Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út. Tại đây, sự bảo vệ về pháp lý đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực này rất hạn chế. Ví dụ như theo luật pháp của Ả rập Xê út, người lao động được nghỉ tối thiểu 9 tiếng mỗi ngày nhưng thường thì bất cứ lúc nào chủ sử dụng yêu cầu, người lao động đều phải làm việc.

Trong bối cảnh có nhiều cơ hội việc làm mới đối với lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình ở nước ngoài, các quốc gia láng giềng, trong đó có Philippines, Indonesia, Myanmar và Cambodia đã từng nhiều lần quyết định dừng đưa lao động giúp việc gia đình sang làm việc tại một số quốc gia tiếp nhận do có những bằng chứng về việc họ bị ngược đãi. Vì thế, việc đảm bảo quyền lợi tối thiểu và hoạt động tuyển dụng minh bạch, có trách nhiệm cần được ưu tiên trong chính sách liên quan đến việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong lĩnh vực giúp việc gia đình. Các yếu tố này có vai trò rất quan trọng vì lao động giúp việc gia đình đặc biệt dễ bị lạm dụng hơn so với lao động làm việc trong các lĩnh vực ngành nghề khác.

Cụ thể, những yếu tố khiến lao động giúp việc gia đình có đặc thù dễ bị tổn thương bao gồm bản chất của công việc gắn liền với yếu tố giới, môi trường làm việc trong gia đình có thể làm tăng tính phụ thuộc và dễ bị lạm dụng, người lao động bị hạn chế giao tiếp với gia đình ở quê nhà, hạn chế tiếp cận những dịch vụ hỗ trợ cũng như tổ chức công đoàn có thể bảo vệ và hỗ trợ những nhu cầu của họ.

Hơn nữa, lao động giúp việc gia đình, cụ thể là lao động giúp việc gia đình làm việc ở nước ngoài, thường không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động của quốc gia hoặc ít được bảo vệ hơn so với các loại hình lao động khác tại các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận như Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Ả rập Xê út. Tại đây, sự bảo vệ về pháp lý đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực này còn hạn chế. Ví dụ như theo luật pháp của Ả rập Xê út, người lao động được nghỉ tối thiểu 9 tiếng mỗi ngày nhưng thường thì bất cứ lúc nào chủ sử dụng yêu cầu, người lao động đều phải làm việc.

Do đó, mẫu hợp đồng chi tiết hóa những điều kiện cơ bản về việc làm đối với lao động giúp việc gia đình trong thỏa thuận giữa VN với các đối tác là cơ sở quy định những quyền lợi tối thiểu để bảo đảm người lao động làm việc trong lĩnh vực này được bảo vệ một cách đầy đủ.

K.Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này