Rối loạn giọng nói: Nguyên nhân và phương pháp điều trị Rối loạn giọng nói do stress |
Ngày 23/3, tại Khách sạn Fortuna Hà Nội đã diễn ra "Hội thảo 1.000 Giáo viên - Phương pháp Sư phạm Giọng nói" do công ty TNHH Đào tạo Vietskill tổ chức. Hội thảo tập trung thảo luận về phương pháp giọng nói cho giáo viên các cấp từ mầm non đến đại học, học viện và các trung tâm giáo dục.
![]() |
Thạc sĩ/Chuyên gia Tráng Thuý - Phó Bộ môn phụ trách ngành Quản lý Văn hoá - Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương chia sẻ tại hội thảo. |
Tại Hội thảo, MC Thanh Mai - Nguyên Phó trưởng khoa Văn hóa Nghệ thuật của trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, thành viên Ban Biên tập Tạp chí giáo dục nghệ thuật, người sáng lập Câu lạc bộ đào tạo kỹ năng mềm Vietskill, chia sẻ: "Giọng nói không chỉ là công cụ truyền tải kiến thức mà còn là cầu nối cảm xúc giữa giáo viên và học sinh. Thông qua sự kiện này, hội thảo mong muốn giúp các giáo viên khám phá sức mạnh của giọng nói để nâng cao chất lượng giảng dạy, truyền cảm hứng và kết nối tốt hơn với học sinh".
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo. |
Trong khi đó, bà Trần Mai Phương - Hiệu trưởng Tiểu học, THCS & THPT Vinschool Ocean Park 2 chia sẻ: "Trong môi trường giáo dục xưa, giọng nói rất quan trọng, vì học sinh chủ yếu tiếp cận kiến thức qua thầy cô và sách vở. Người thầy là kim chỉ nam để học sinh tiếp cận tri thức, hay còn nói giáo viên là trung tâm của lớp học. Hiện tại, học sinh chính là trung tâm lớp học. Vai trò giáo viên không chỉ là người dạy kiến thức, mà còn phải là người tạo động lực, tạo cảm hứng cho học sinh. Giáo viên cần thu hút, cá nhân hoá để phù hợp với học sinh: Có trẻ thích cô nhẹ nhàng, nhưng cũng có bạn thích cô nghiêm túc, nghiêm khắc".
Ở góc độ khác, Thạc sĩ/Chuyên gia Tráng Thúy, Phó Bộ môn phụ trách ngành Quản lý Văn hóa - Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương khẳng định: "Trong giáo dục hiện đại, giọng nói đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ là phương tiện truyền đạt kiến thức, mà còn trở thành công cụ tương tác, kết nối và khơi gợi cảm hứng". Theo ThS Thúy, giọng nói có vai trò đặc biệt trong giáo dục trực tuyến, giáo dục cá nhân hóa và giáo dục STEM.
Trong môi trường học trực tuyến, giọng nói cần rõ ràng và truyền cảm để thu hút sự chú ý của người học. Đối với giáo dục cá nhân hóa, giáo viên có thể điều chỉnh giọng nói, ngữ điệu và tốc độ nói để phù hợp với trình độ và nhu cầu của từng đối tượng. Trong lĩnh vực STEM, giọng nói giúp giáo viên truyền đạt những khái niệm khoa học phức tạp một cách dễ hiểu và hấp dẫn.
Hội thảo đã cung cấp nhiều góc nhìn chuyên môn về vai trò của giọng nói trong giáo dục hiện đại. Các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng, dù công nghệ giáo dục có phát triển đến đâu, giọng nói vẫn là công cụ không thể thiếu để kết nối tri thức và cảm xúc, tạo nên những bài giảng truyền cảm hứng cho học sinh.
Phương Bùi
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/tam-quan-trong-cua-giong-noi-trong-giao-duc-hien-dai-187010.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này