Hà Nội: Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm

13:57 | 05/07/2022
(LĐTĐ) Để thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân, thời gian qua Hà Nội và các địa phương đã tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, từng bước nâng cao nhận thức của người sản xuất kinh doanh cũng như người tiêu dùng.
Chỉ đạo quyết liệt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Chú trọng bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp Cần thanh, kiểm tra sản phẩm chợ online để bảo đảm an toàn thực phẩm

Đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm

Gần đây, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn vệ sinh thực phẩm của thành phố Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.

Tại đây, Đoàn đã kiểm tra bếp ăn tập thể tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám (ngõ 40 Tạ Quang Bửu). Bếp ăn của trường có 15 nhân viên phục vụ và cung cấp mỗi ngày khoảng 1.000 suất.

Ghi nhận tại thời điểm kiểm tra, nhà trường đã tuân thủ các quy định về bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm như: Bố trí khu vực chế biến bảo đảm nguyên tắc một chiều; có tủ sấy tiệt trùng dụng cụ, bát đĩa; có phân khu thức ăn chín - sống riêng biệt; nhân viên chế biến được trang bị đầy đủ khẩu trang, găng tay, mũ; việc lưu mẫu thức ăn, kiểm thực 3 bước được thực hiện đúng quy định…

Hà Nội: Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm
Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra bếp ăn của Trường Tiểu học Lê Văn Tám

Ngoài ra, nhà trường cũng đã xuất trình đầy đủ các giấy tờ về nguồn gốc thực phẩm, hóa đơn chứng từ, hợp đồng ký kết với đơn vị cung cấp suất ăn, giấy khám sức khỏe và tập huấn an toàn thực phẩm của nhân viên tham gia chế biến suất ăn cho học sinh...

Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu một số khay đựng thức ăn và mẫu dầu ăn để xét nghiệm. Kết quả, khay đựng thức ăn và dầu ăn đều bảo đảm vệ sinh, an toàn.

Qua kiểm tra, ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, đánh giá, bếp ăn tập thể của Trường Tiểu học Lê Văn Tám đã làm tốt công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhất là tuân thủ việc giám sát nguyên liệu đầu vào của thực phẩm, vệ sinh cơ sở vật chất, dụng cụ và lưu mẫu thức ăn hằng ngày.

Tiếp đó, Đoàn đã kiểm tra nhà hàng Isushi (158 Triệu Việt Vương). Qua kiểm tra, nhà hàng đã xuất trình đầy đủ giấy tờ nguồn gốc thực phẩm, hóa đơn chứng từ, giấy khám sức khỏe của người lao động.

Khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm… được sắp xếp khoa học, dụng cụ được vệ sinh sạch sẽ. Đoàn kiểm tra cũng đã xét nghiệm nhanh các mẫu nước chấm, thịt cá hồi tươi sống tại nhà hàng và kết quả đều bảo đảm an toàn.

Hà Nội: Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm
Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn vệ sinh thực phẩm xét nghiệm nhanh mẫu cá hồi tươi tại nhà hàng Isushi.

Tại quận Thanh Xuân, để thực hiện tốt việc đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, UBND quận đã bám sát sự chỉ đạo của Thành phố, ban hành kịp thời các kế hoạch, văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

UBND quận và các cấp đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm từ quận đến cơ sở để đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện liên tục, hiệu quả.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm được nghiêm túc thực hiện; trong quá trình triển khai thực hiện có các giải pháp sáng tạo nhằm tăng hiệu lực quản lý và chuyển biến rõ nét về an toàn thực phẩm, xây dựng và duy trì mô hình điểm an toàn thực phẩm.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn quận đã kiểm tra, giám sát 1.206 lượt cơ sở (21 cơ sở sản xuất, 91 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 973 cơ sở dịch vụ ăn uống và 121 cơ sở thức ăn đường phố), xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm 88 trường hợp, với tổng số tiền là hơn 146 triệu đồng, 100% cơ sở kiểm tra được xét nghiệm nhanh an toàn thực phẩm…

Đồng thời, quận Thanh Xuân tiếp tục triển khai 5 mô hình điểm an toàn thực phẩm, đó là mô hình nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể trường học tại 100% các trường có bếp ăn tập thể trên địa bàn; mô hình cửa hàng thực phẩm an toàn có kiểm soát tại phường Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc, Khương Mai, Thanh Xuân Nam, Nhân Chính; mô hình tuyến phố kiểm soát an toàn thực phẩm tại phường Thượng Đình; chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP)...

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm tra, kiểm soát thị trường được thực hiện được thực hiện tốt, đảm bảo ổn định thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Hà Nội: Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm
Đoàn công tác của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra tại nhà hàng Kampong, quận Thanh Xuân.

Để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm, thời gian tới, quận Thanh Xuân sẽ tập trung công tác duy trì tuyến phố kiểm soát an toàn thực phẩm tại tuyến phố Thượng Đình, phường Thượng Đình và cửa hàng thực phẩm an toàn có kiểm soát; hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện cam kết trách nhiệm về an toàn thực phẩm, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khoẻ cho ban giám hiệu, người quản lý bếp ăn tập thể, người quản lý an toàn thực phẩm của đơn vị cung cấp suất ăn cho bếp ăn tập thể, người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm theo quy định.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, vận động nhân dân thay đổi những phong tục, tập quán ăn uống mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng cường phổ biến quyền lợi của người tiêu dùng, nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm.

Tương tự, tại huyện Gia Lâm, thời gian qua nhằm đảm bảo công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Gia Lâm đã tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (như loại hình nước đá dùng liền, nước đóng bình, cà phê, trà chanh, trà sữa…).

Tính từ ngày 21/6 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Gia Lâm đã tổ chức kiểm tra 12 cơ sở kinh doanh việc chấp hành các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến. Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở như cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, quy trình sản xuất, bảo hộ lao động; lấy mẫu xét nghiệm nhanh nguồn nước sản xuất và sản phẩm tại cơ sở.

Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra đã phát hiện và xử phạt 2 cơ sở vi phạm các lỗi như chưa thực hiện kiểm thực 3 bước, dụng cụ thu gom rác thải không có nắp đậy, với tổng số tiền phạt là 8 triệu đồng.

Hà Nội: Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm
Tăng cường thanh kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Ngoài việc kiểm tra, đoàn kiểm tra đã tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng dẫn của các ngành chức năng. Đồng thời, nhắc nhở một số cơ sở cần thực hiện nghiêm túc hơn quy định về điều kiện vệ sinh tại nơi sản xuất, trang phục bảo hộ cho người trực tiếp thực hiện; có sổ sách ghi chép theo dõi sản xuất, xuất nhập hàng.

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước

Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

Theo đó, UBND Thành phố giao Sở Y tế là cơ quan đầu mối thường trực Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực Thành phố có trách nhiệm tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo hoạch định những vấn đề có tính chiến lược để chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý.

Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh và cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh đối với sản phẩm thực phẩm theo quy định và cơ sở thực phẩm hỗn hợp được quy định theo phân cấp quản lý theo quy định (bao gồm cả các cơ sở trong chợ trừ chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản; trung tâm thương mại và các cơ sở độc lập trong siêu thị không thuộc quản lý của siêu thị). Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý có tiến hành hoạt động thương mại điện tử…

Sở Y tế giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm quản lý, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm theo quy định và cơ sở thực phẩm hỗn hợp được quy định (trừ cơ sở sản xuất dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm).

Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ, cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm theo quy định.

Quản lý và tiếp nhận bản cam kết trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, bao gồm: Các bếp ăn tập thể, căng tin tại các khu công nghiệp, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, học viện, bệnh viện hạng một trở lên, cơ quan tổ chức khác có quy mô từ 200 suất ăn/một lần phục vụ trở lên và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn ba sao trở lên.

Xây dựng mẫu bản cam kết trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh dsản phẩm phải đăng ký công bố sản phẩm theo quy định. Tiếp nhận bản sao giấy chứng nhận có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cơ sở theo quy định.

H.Phong - Thiện Tâm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này