Đẩy mạnh dán thẻ thu phí tự động cho phương tiện tại TP.HCM

22:23 | 05/04/2022
(LĐTĐ) Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Mạnh Thắng vừa có kết luận liên quan đến tình hình triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
TP.HCM tăng cường công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Người đàn ông đâm nam dân quân tự vệ ra đầu thú Hợp tác "Ươm mầm tài năng Toán và Trí tuệ nhân tạo"

​​Theo đó, ông Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết, trong thời gian vừa qua, Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh và các Nhà đầu tư BOT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có cố gắng triển khai thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, kết quả triển khai còn chưa đáp ứng yêu cầu (chưa theo dõi được tỷ lệ dán thẻ đầu cuối, chưa triển khai lắp đặt các làn ETC còn lại trong quý 1/2022).

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, tình hình triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng trên địa bàn như sau: Trạm thu phí An Sương – An Lạc đang để xuất lắp đặt 4/4 làn thu phí ETC; trạm thu phí Xa lộ Hà Nội đang đề xuất lắp đặt 12/8 làn thu phí ETC (bổ sung 4 làn thu phí ETC); trạm thu phí cầu Phú Mỹ đề xuất đóng 10/10 làn còn lại (đã lắp đặt 8 làn ETC).

Đẩy mạnh dán thẻ thu phí tự động cho phương tiện tại TP.HCM
Trạm thu phí cầu Phú Mỹ.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng đề nghị Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh tham mưu Uỷ ban nhân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các Sở ban ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện Thành phố trực thuộc thực hiện dán thẻ đầu cuối và sử dụng dịch vụ thu phí ETC trên địa bản; chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông – Công an Thành phố xử phạt nghiêm theo quy định của Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ đối với người điều khiển phương tiện không đủ điều kiện đi vào làn thu phí điện tử không dừng gây cản trở giao thông.

Phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ thu phi tổ chức các đợt ra quân dẫn thẻ đầu cuối trên địa bản tính để bảo đảm đến tháng 6 năm 2022 đạt tối thiểu 90% phương tiện giao thông thuộc đối tượng thụ phí dịch vụ sử dụng đường bộ được dẫn thẻ đầu cuối; rà soát, khắc phục các tồn tại, bất cập trong quản lý, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dùng đảm bảo cho các phương tiện giao thông qua trạm thu phí được thuận lợi, nhanh chóng, an toàn.

Chỉ đạo các Nhà đầu tư BOT lập kế hoạch triển khai chi tiết để có cơ sở kiểm tra, giám sát và đôn đốc tiến độ thực hiện; tổ chức làn thu phí dành riêng ETC tại các trạm thu phí và chỉ để 1 làn thu phí hỗn hợp (MIC+ETC) ở phía ngoài cùng (làn dành cho xe quá khổ)/chiều xe chạy.

Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh tham mưu Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có văn bản chỉ đạo kiểm điểm, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8544/VPCP-CN ngày 22/11/2021 và Công điện số 155/CĐ-TTg ngày 22/02/2022, báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Thủ tướng Chính phủ những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để có biện pháp xử lý kịp thời.

Để thực hiện chức năng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động thu phí tại các trạm thu phí do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh tham mưu Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động thu phí; kiểm tra công tác sao lưu dữ liệu, tham gia nghiệm thu KPI, nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng hệ thống Front-End theo các quy định hiện hành.

Các cơ quan tham mưu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ Sở Giao thông vận tải Đồng Nai thực hiện chức năng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động thu phí tại trạm (kiểm tra, giám sát hoạt động thu phí; kiểm tra công tác sao lưu dữ liệu, tổ chức làn thu phí dành riêng ETC tại các trạm thu phí) .

Minh Tuấn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này