Xây dựng thành phố an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái

18:39 | 15/03/2022
(LĐTĐ) Ngày 15/3, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững và Tổ chức Plan International phối hợp với các đối tác - Vụ Bình đẳng Giới - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội, Trường Đại học Giao thông vận tải, UBND huyện Đông Anh, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng tổ chức hội thảo “Hành trình đến với thành phố an toàn”.
Nỗ lực vì tương lai phụ nữ và trẻ em gái được bảo vệ tốt hơn Bữa sáng Ruy Băng Trắng: Nhạy cảm giới trong xét xử các vụ án bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái Tăng cường công tác bình đẳng giới và nâng cao vị thế của trẻ em gái Đại dịch Covid-19 gây nhiều ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ em gái

Hội thảo nhằm chia sẻ những nỗ lực hướng đến chấm dứt mọi hình thức quấy rối tình dục tại nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng và cùng đóng góp ý kiến, đề xuất để xây dựng thành phố an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái.

Xây dựng thành phố an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái
Trẻ nhỏ tham gia vui chơi tại một sân chơi công cộng.

Theo đại diện Tổ chức Plan International Việt Nam, mục tiêu của dự án là tăng cường an toàn của em gái ở nơi công cộng và khi di chuyển trong thành phố thông qua can thiệp thí điểm xây dựng cộng đồng an toàn và thân thiện hơn với các em gái. Trong giai đoạn đầu, dự án được triển khai nhằm cải thiện vấn đề an toàn của trẻ em gái khi đi lại trên phương tiện xe buýt.

Tại hội thảo, bà Trần Thị Bích Loan - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, với nững nỗ lực thời gian qua, một trong những điểm tiến bộ thấy trước tiên là khuôn khổ chính sách pháp luật về bình đẳng giới và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ngày càng được hoàn thiện. Cụ thể, đó là Luật Bình đẳng giới và các Nghị định hướng dẫn thi hành; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Phòng, chống mua bán người…

Xây dựng thành phố an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái
Quang cảnh buổi hội thảo.

Ngoài ra, theo bà Trần Thị Bích Loan, các hoạt động phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới được đẩy mạnh, trong đó việc truyền thông để nâng cao nhận thức, chuyển các mô hình thí điểm về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới về các địa phương khác nhau được thực hiện; tăng cường phối hợp với các cơ quan liên ngành;

Triển khai các cuộc điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu để thực hiện các biện pháp xây dựng các hoạt động nhằm đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới... Tất cả những hoạt động của Vụ Bình đẳng giới đều hướng tới chung tay xây dựng một không gian công cộng an toàn hơn, thân thiện hơn cho phụ nữ và em gái.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Đông Anh chia sẻ, Đông Anh đến với dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” từ tháng 10/2016. Sau một thời gian triển khai trên địa bàn, dự án đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Dù không phải vấn đề mới nhưng tình trạng quấy rối tình dục nơi công cộng, đặc biệt với trẻ em gái, phụ nữ và nhóm LGBTIQ+ vẫn đang diễn ra khá phổ biến với tính chất ngày càng phức tạp. Theo Báo cáo Khảo sát An toàn của em gái ở nơi công cộng và trên phương tiện công cộng của Tổ chức Plan International Việt Nam thực hiện năm 2014, 31% trong số 1.128 các em gái được hỏi đã từng bị quấy rối tình dục khi đi xe buýt và chỉ có 13% em gái và 8% em trai cho rằng các em gái luôn luôn cảm thấy an toàn nơi công cộng.

Sở dĩ vấn nạn quấy rối xảy ra với con số đáng báo động như vậy bởi những biểu hiện của nó luôn ẩn mình và được ngụy biện dưới những lời yêu thương, câu đùa vui,... Chính vì vậy mọi người thường thờ ơ, hoặc không nhận ra tính nghiêm trọng của những hành vi đó. Đặc biệt, đa phần trong các trường hợp quấy rối tình dục, nạn nhân và cả những người chứng kiến đều có xu hướng im lặng.

Đ.L

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này