Ghé thăm tuyến phố gắn liền với cuộc sống của công nhân Nhà máy Dệt 8/3

16:42 | 11/03/2021
(LĐTĐ) Nằm ở phía Tây của sông Kim Ngưu, phố 8/3 được biết đến là nơi gắn bó với cuộc sống của những công nhân Nhà máy Dệt 8/3. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, nơi đây vẫn là nơi lưu giữ biết bao hồi ức của những nữ công nhân Nhà máy Dệt tới tận bây giờ.
Liên đoàn Lao động huyện Ứng Hòa: Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ Công nhân phấn khởi vì được công ty quan tâm trong ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 100% đơn vị Công đoàn tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Không tấp nập, ồn ào như những con phố khác, phố 8/3 mang vẻ đẹp bình yên, giản dị. Phố kéo dài từ bờ tây sông Kim Ngưu cho đến phố Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng. Dọc tuyến phố là những cửa hàng buôn bán rau củ, những gánh hàng rong và những cửa hàng kinh doanh tạp hóa lâu đời.

Đặc biệt, phố 8/3 còn là nơi sinh sống của rất nhiều nữ công nhân Nhà máy Dệt 8/3. Dù ngày nay, Nhà máy Dệt 8/3 đã dừng hoạt động, thế nhưng, ta vẫn có thể dễ dàng bắt gặp những nữ công nhân đã về hưu trên đường phố hay trong những ngôi nhà tập thể nơi đây.

Ghé thăm tuyến phố gắn liền với cuộc sống của công nhân Nhà máy Dệt 8/3
Phố 8/3 được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đặt tên vào năm 2010 để gợi những kỷ niệm về một thời vàng son của Nhà máy Dệt 8/3.
Ghé thăm tuyến phố gắn liền với cuộc sống của công nhân Nhà máy Dệt 8/3
Con phố dài khoảng 500m, chạy từ bờ tây sông Kim Ngưu đến phố Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng.
Ghé thăm tuyến phố gắn liền với cuộc sống của công nhân Nhà máy Dệt 8/3
Phố 8/3 gắn liền với đời sống sinh hoạt của các nữ công nhân Nhà máy Dệt 8/3 đã về hưu.
Ghé thăm tuyến phố gắn liền với cuộc sống của công nhân Nhà máy Dệt 8/3
Ghé thăm tuyến phố gắn liền với cuộc sống của công nhân Nhà máy Dệt 8/3
Nhà tập thể cũ là nét đặc trưng của phố 8/3. Những khu tập thể cũ này là nơi sinh sống của phần lớn công nhân Nhà máy Dệt 8/3 từ khi Nhà máy Dệt được thành lập cho tới hiện tại.
Ghé thăm tuyến phố gắn liền với cuộc sống của công nhân Nhà máy Dệt 8/3
Bà Hoa (bên trái ảnh) và bà Chúc (bên phải ảnh) là những nữ công nhân từng làm việc tại Nhà máy Dệt 8/3, cả 2 đã về hưu từ năm 1998. Những lúc rảnh rỗi, 2 bà thường cùng nhau ôn lại những kỷ niệm về thời gian gắn bó với nhà máy, dù gian khổ, thiếu thốn nhưng người nào người nấy sôi sục tinh thần yêu nước, yêu nhà máy.
Ghé thăm tuyến phố gắn liền với cuộc sống của công nhân Nhà máy Dệt 8/3
Ngày nay, hoạt động kinh doanh trên phố 8/3 tấp nập, sầm uất hơn.
Ghé thăm tuyến phố gắn liền với cuộc sống của công nhân Nhà máy Dệt 8/3
Rất dễ dàng để bắt gặp những nữ công nhân Nhà máy Dệt 8/3 tại con phố đặc biệt này.
Ghé thăm tuyến phố gắn liền với cuộc sống của công nhân Nhà máy Dệt 8/3
Ngay cả trường mầm non trên phố cũng được đặt tên 8/3.
Ghé thăm tuyến phố gắn liền với cuộc sống của công nhân Nhà máy Dệt 8/3
Cái tên phố 8/3 cũng là cách để gợi nhớ một thế hệ phụ nữ Hà Nội đảm đang, tháo vát.

Lương Hằng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này