Để không còn hỏa hoạn do sự cố chập điện

17:23 | 29/09/2020
(LĐTĐ) Thời gian qua, địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra nhiều vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đáng chú ý, theo khảo sát, có hơn 60% nguyên nhân dẫn đến cháy nổ là do chập điện. Thực trạng này đang đặt ra yêu cầu bức thiết, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa.
Cháy kho hóa chất ở Long Biên: Nguyên nhân do chập điện Cảnh báo cháy do chập điện

Con số báo động

Vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ cháy nổ tại các kho xưởng, chung cư, nhà dân mà nguyên nhân chủ yếu là do chập cháy điện. Các vụ cháy này đã được Cảnh sát phòng cháy nỗ lực dập tắt nhưng vẫn để lại nhiều hậu quả nặng nề khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng.

Để không còn hỏa hoạn do sự cố chập điện
Công tác đảm bảo an toàn cháy nổ đang được quan tâm.

Điển hình như vụ cháy kho hóa chất xảy ra ngày 30/6 tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Cường Việt (phường Thượng Thanh, quận Long Biên). Được biết, theo một số nhân chứng, vào khoảng 8h ngày 30/6, một số người dân phát hiện khói đen kèm lửa lớn bốc lên từ một kho xưởng hóa chất trên địa bàn tổ 1 (phường Thượng Thanh, quận Long Biên). Đám cháy kèm nhiều tiếng nổ khiến nhiều người sợ hãi, tháo chạy ra ngoài.

Nhận được thông tin, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an thành phố Hà Nội đã lập tức huy động hàng chục xe cứu hỏa cùng lực lượng tới hiện trường triển khai dập lửa, tìm kiếm cứu hộ. Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, đến khoảng 10h ngọn lửa cơ bản đã được khống chế, tuy nhiên, các chiến sĩ vẫn phải tiếp tục phun nước làm mát, đề phòng lửa bùng phát lại.Mặc dù vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng đã gây ra thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến môi trường.Nguyên nhân của vụ cháy sau đó được xác định là do chập điện.

Trước đó, tại Hà Nội đã từng xảy ra hàng loạt các vụ cháy, nổ kho, xưởng gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, sức khỏe, tính mạng của con người mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự cố chập cháy điện. Điển hình gần đây là vụ cháy gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội rạng sáng 12/4/2019 đã làm 8 người tử vong, thiêu rụi 4 nhà xưởng. Hay chiều 28/8, tại Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân đã xảy ra một vụ cháy lớn gây thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ đồng…

Theo thống kê của phòng Cảnh sát Phòng chống cháy nổ và Cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 268 vụ cháy. Trong đó có 5 vụ cháy lớn, 3 vụ cháy nghiêm trọng, 1 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng. Các vụ cháy đã làm 6 người chết, 23 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 6,2 tỷ đồng. Loại hình cơ sở xảy ra cháy chủ yếu tại nhà dân, nhà kho, xưởng sản xuất (189 vụ, chiếm 70,8% tổng số vụ cháy). Ngoài ra còn có 424 vụ chập điện trên cột, 520 sự cố (chập điện trong nhà, cháy rác, phế liệu ...). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy nổ là do chập điện (167 vụ, chiếm 62,5% tổng số vụ cháy).

Siết chặt quản lý

Có thể thấy, thời gian qua, công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được các lực lượng chức năng quan tâm, chú trọng, tuy nhiên để hạn chế tối đa tác hại do chập điện dẫn đến cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, việc tăng cường công tác ngăn ngừa và phát hiện, công tác chữa cháy tại chỗ rất quan trọng. Cụ thể, người dân hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tuân thủ các quy định, hướng dẫn về sử dụng điện; chủ động kiểm tra tổng thể hệ thống điện trong gia đình, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh; chú ý có các giải pháp nâng cấp, thay thế, xử lý khắc phục những nơi có nguy cơ xảy ra cháy, nổ như hệ thống đường dây dẫn, bảng điện…

Theo thống kê của phòng Cảnh sát Phòng chống cháy nổ và Cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 268 vụ cháy. Trong đó có 5 vụ cháy lớn, 3 vụ cháy nghiêm trọng, 1 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng. Các vụ cháy đã làm 6 người chết, 23 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 6,2 tỷ đồng. Loại hình cơ sở xảy ra cháy chủ yếu tại nhà dân, nhà kho, xưởng sản xuất (189 vụ, chiếm 70,8% tổng số vụ cháy). Ngoài ra còn có 424 vụ chập điện trên cột, 520 sự cố (chập điện trong nhà, cháy rác, phế liệu ...). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy nổ là do chập điện (167 vụ, chiếm 62,5% tổng số vụ cháy).

Để giảm thiểu các vụ cháy nổ nói chung và cháy nổ do chập cháy điện nói riêng, tại Hội nghị Giao ban báo chí về công tác phòng chống cháy nổ 8 tháng đầu năm 2020 và nhiệm vụ những tháng cuối năm 2020, ông Phạm Trung Hiếu - Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội, cho biết, thời gian qua trong công tác phòng cháy, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác, tự phòng ngừa, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã hướng dẫn, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy đối với 36.377 lượt cơ sở, trong đó, có 921 lượt kiểm tra liên ngành.Phát hiện 13.676 tồn tại, thiếu sót về phòng cháy chữa cháy; ra quyết định xử phạt 2.123 trường hợp với số tiền trên 12,1 tỷ đồng; tạm đình chỉ 235 lượt cơ sở; đình chỉ 171 lượt cơ sở và ban hành 3.498 công văn kiến nghị, yêu cầu khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Đặc biệt, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, các khu dân cư xây dựng, tập huấn phương án Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn.Kết quả, đã xây dựng 1.030 phương án chữa cháy, 291 phương án cứu nạn cứu hộ; hướng dẫn các cơ sở, khu dân cư xây dựng 2.479 phương án chữa cháy và 3.078 phương án cứu nạn cứu hộ.Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã phối hợp, thực tập và hướng dẫn các cơ sở tự thực tập 16.140 phương án chữa cháy và 11.460 phương án Cứu nạn cứu hộ...

Trong những tháng tiếp theo, để hạn chế tình trạng cháy nổ, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp, phương án bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố, trong đó trọng tâm là chuẩn bị các điều kiện bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII.Nâng cao ý thức, kiến thức về Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ cho mọi tầng lớp nhân dân qua các hoạt động như: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và đông đảo người dân trong công tác Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, tổ chức các Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy; thực tập phương án chữa cháy, cứu hộ cứu nạn./.

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này