Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh

20:51 | 23/09/2020
(LĐTĐ) Những hiện vật, hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày tại Di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (Hà Nội) chứa đựng nhiều thông điệp ý nghĩa, giúp du khách hiểu rõ hơn về cuộc đời của Bác.
70 năm - Chiến dịch Biên Giới Thu Đông 1950
Chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950: Bước tiến nhảy vọt của Quân đội ta về nghệ thuật chiến dịch
Ký ức của nghệ sĩ chụp ảnh Bác
Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sau khi Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 23/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Lúc bấy giờ, Bác đã nghỉ và làm việc tại một ngôi nhà bí mật ở Phú Thượng trong 2 ngày trước khi vào nội thành Hà Nội soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngôi nhà vốn là của cụ Nguyễn Thị An, đến nay được ông Công Ngọc Dũng (cháu cụ An) trông nom, gìn giữ. Tại nơi đây, Bác đã làm việc với đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh... về kết quả Tổng khởi nghĩa trong nước, chuẩn bị cho ngày Quốc khánh.

Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Được xây dựng từ năm 1929, đến nay, ngôi nhà đã có tuổi đời gần 100 năm. Tuy nhiên, những nét kiến trúc chính vẫn được giữ nguyên trạng như những ngày Bác Hồ lưu lại nơi đây. Ngôi nhà hiện tại đã trở thành một di tích cách mạng phục vụ nhân dân đến tham quan.

Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngôi nhà gồm 3 gian, 2 chái, gian chính giữa đặt ảnh của Bác cùng dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”. Khách tham quan khi tới đây có thể thắp nén hương để bày tỏ lòng thành kính với Bác.

Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nơi lưu giữ những kỉ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Theo những gì được cha kể lại, ông Dũng cho biết, trong thời gian ở lại, Bác thường làm việc rất khuya, tối ấy khi cha ông về vẫn thấy Bác đang ngồi trên chiếc trường kỷ làm việc dưới ánh đèn dầu.

Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bể nước ở góc sân được xây dựng cách đây gần một thế kỷ vẫn gần như nguyên vẹn, chiếc thau Bác và các đồng chí từng dùng để rửa mặt nay được gia đình ông Dũng lưu giữ như kỷ niệm quý giá.
Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hai phòng nhỏ bên trái và phải được tận dụng để treo những tư liệu về Bác và cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, cũng như lịch sử những lần cán bộ của Đảng, Nhà nước tới thăm ngôi nhà.
Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cây hoa mộc trước cửa nhà cũng gắn với những kỷ niệm về Bác. Ông Dũng chia sẻ: Sau này, gia đình tôi có cơ duyên đón Bác Hồ lần 2 vào ngày 24/11/1946. Khi Bác tới, cụ tôi mặc áo the, khăn xếp trịnh trọng xuống gặp Bác, đến chỗ cây hoa mộc trước cửa nhà, cụ vội vàng chống gậy định quỳ xuống làm lễ với Bác nhưng Bác vội đỡ cụ và nói: “Chúng ta là anh em cả, không còn chế độ thực dân phong kiến nữa nên mời cụ vào nhà nói chuyện”.
Nơi lưu giữ những kỉ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nơi lưu giữ những kỉ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Những tư liệu, sách vở, các bài báo viết về Bác, viết về ngôi nhà trong 20 năm qua được ông Công Ngọc Dũng sưu tầm, lưu giữ và đem tặng cho những người đến tham quan.
Ngôi nhà lưu giữ những kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hàng chục năm qua, nhiều thế hệ trong gia đình ông Dũng vẫn thay nhau gìn giữ ngôi nhà. Ngoài ra, vợ chồng ông tình nguyện làm hướng dẫn viên cho người dân, du khách xa gần đến thăm, mỗi khi có khách đến tham quan, dù bận làm gì ông cũng về đón tiếp.
Được biết, ngày 23/8/2019, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã công nhận ngôi nhà là di tích lịch sử cấp thành phố. Đây là một địa chỉ rất giá trị để mọi người, và nhất là những thế hệ trẻ tham quan và học hỏi trau dồi và giáo dục kiến thức lịch sử văn hóa.

Kim Tiến

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này