Người lưu giữ nghệ thuật tuồng cổ vào chiếc mặt nạ giấy bồi

18:48 | 14/09/2020
(LĐTĐ) Trong căn nhà nhỏ trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội), hằng ngày, nghệ sĩ tuồng Nguyễn Kim Kê (75 tuổi) vẫn tỉ mẩn bên những chiếc mặt nạ giấy bồi vẽ các gương mặt trong diễn tuồng. Mặc dù đã rời xa sân khấu nhiều năm, nhưng đây là cách để ông lưu giữ và truyền dạy nghệ thuật tuồng cho lớp trẻ.
Tăng cường sản phẩm du lịch Thủ đô, tạo sức bật sau khoảng lặng Covid-19
Người lưu giữ nghề thợ tiện trên "phố mộc" Tố Tịch
Khách sạn phố cổ giảm giá phòng kịch sàn, ồ ạt rao bán
4426-stc-14
Căn nhà của nghệ sĩ tuồng Nguyễn Kim Kê nằm trên phố Đào Duy Từ. Trong căn nhà nhỏ, ông dành một khoảng lớn diện tích để cất giữ những chiếc mặt nạ tuồng bằng giấy bồi.
Người lưu giữ nghệ thuật tuồng cổ vào chiếc mặt nạ giấy bồi
Nghệ sĩ Nguyễn Kim Kê sinh ra trong gia đình có truyền thống hát tuồng. Do có ông bà nội, bố mẹ đều là diễn viên tuồng tên tuổi nên ông say mê môn nghệ thuật này từ nhỏ. Từ năm 12 tuổi ông đã đứng trên sân khấu tuồng diễn vai quân bắt ngựa trong vở "Hạng Võ bại Ô gia".
Người lưu giữ nghệ thuật tuồng cổ vào chiếc mặt nạ giấy bồi
Về hưu từ năm 40 tuổi do vấn đề sức khỏe nhưng đến nay nghệ sĩ Nguyễn Kim Kê vẫn được nhà hát Tuồng Việt Nam và trường đại học Sân khấu Điện ảnh mời giảng dạy nghệ thuật hóa trang, vũ đạo lẫn hướng dẫn diễn vai mẫu.
4423-stc-11
Ông chia sẻ, đối với diễn tuồng, hóa trang là một yếu tố quan trọng. Người xem có kinh nghiệm chỉ cần nhìn cách vẽ mặt, biểu cảm, ánh mắt là biết nhân vật ấy tốt hay xấu. Tuy nhiên ngày nay, các diễn viên thiếu kỹ năng hóa trang, những nét biểu cảm được vẽ trên mặt nghệ sĩ đã không còn đúng thần thái như với tuồng cổ ngày xưa.
4434-stc-25
Lo sợ chỉ vài chục năm nữa khi những nghệ sĩ gạo cội mất đi, lớp trẻ sẽ không còn biết cách hóa trang biểu diễn tuồng, nghệ sĩ Nguyễn Kim Kê đã mày mò vẽ lên mặt nạ giấy bồi để lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ trẻ.
4432-stc-21
Trong nghệ thuật tuồng có hàng trăm nhân vật nhưng chủ yếu chia làm 4 nhóm chính: Trung thần, gian thần, nghịch thần và phản thần. Cách phân biệt các nhân vật này dựa vào gam màu chủ đạo: Trắng, đỏ và đen. Cái khó nhất là phải vẽ thế nào để người xem chỉ cần nhìn sơ qua đã biết được đây là lớp nhân vật nào.
4436-stc-30-1
Gương mặt đai diện cho vai phản thần này có tên là Hạng Võ trong "Hán Sở tranh hùng" - một võ tướng giỏi, hữu dũng vô mưu, sẵn sàng ra tay cướp ngôi vua có cách vẽ gương mặt đường nét dữ tợn.
4430-stc-20
Gương mặt đại diện cho vai trung thần thể hiện trong các vở tuồng mang tính chất mặt nền đỏ, cương trực, thẳng thắn, trung thành với vua chúa với những điểm nhấn như râu hùm, hàm én, mày ngài.
4442-stc-52
Vẻ mặt của gian thần thì chủ yếu gam màu trắng, mắt ti hí kéo dài thể hiện rõ tính cách ti tiện, hèn mọn.
4440-stc-43
Nhân vật nịnh thần ngoài gam trắng còn phải được đặc tả bởi gương mặt gầy gò, tính cách "gió chiều nào theo chiều đó".
Người lưu giữ nghệ thuật tuồng cổ vào chiếc mặt nạ giấy bồi
Để làm ra một chiếc mặt nạ, nghệ sĩ Nguyễn Kim Kê phải mất cả tuần vì việc vẽ mặt đòi hỏi sự tỉ mỉ và chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ phá hỏng gương mặt. Tính tới thời điểm hiện tại, bộ sưu tập của ông đã có khoảng 100 gương mặt được "ghi lại" trên những chiếc mặt nạ giấy bồi.

P.Ngân

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này