Vốn lưu động âm và bài học từ Dow Jones

10:13 | 31/08/2020
(LĐTĐ) Câu chuyện của Dow Jones cho chúng ta thấy vốn lưu động âm rất hữu ích trong việc đối phó với những thay đổi đáng kể, chẳng hạn như việc thay đổi mà họ phải đối mặt trong cuộc cách mạng kỹ thuật số. Một mô hình vốn lưu động âm luôn giúp công ty sử dụng tiền mặt từ khách hàng để phát triển sản phẩm và thực hiện các chiến lược mới.
Thao túng giá chứng khoán gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho các nhà đầu tư
ROS đề xuất chủ trương sáp nhập vào GAB

Theo Tạp chí Harvard Business Review, Công ty Dow Jones được thành lập tại Thành phố New York vào năm 1882 bởi Charles Henry Dow, Edward Davis Jones và Charles Milford Bergstresser. Các ấn phẩm in viết tay là nguồn thu nhập chính của Dow Jones.

Đầu tiên các bản tin viết tay này là những tờ giấy mỏng được người giao báo giao đến cho những người đăng ký ở khu vực Phố Wall của Manhattan. Năm 1883, Dow Jones bắt đầu xuất bản tờ Customers’ Afternoon Letter, mà sáu năm sau trở thành tờ Wall Stress Journal nổi tiếng. Tờ báo này chỉ có 4 trang, có giá 2 cent/bản. Quảng cáo được bán với giá 20 cent/dòng.

Năm 1902, Clarence Barron, một trong những nhân viên của Dow Jones đã mua lại công ty với giá 130 nghìn đô la. Ông bổ sung thêm một ấn phẩm tài chính hằng tuần, đó là tờ Barron’s vào năm 1921.

Nhiều thập niên sau đó, năm 1970, Dow Jones được đa dạng hóa, mua lại một số tờ báo địa phương, tăng số lượng phát hành, tiếp cận và giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào các thị trường tài chính.

Nhưng vào những năm cuối thập niên 1980, với sự ra đời của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, như các thiết bị đầu cuối mọc lên như nấm gần như trên mọi chiếc bàn làm việc trong thế giới tài chính, tờ Wall Stress Journal bắt đầu giảm lượng người mua. Số lượng phát hành giảm từ 2,11 triệu bản vào năm 1983 xuống còn 1,95 triệu bản vào năm 1989, kéo theo lợi nhuận giảm sút.

Thế giới xuất bản thay đổi, mạng internet xuất hiện và việc xuất bản điện tử trở thành kế hoạch mới của Dow Jones. Nhưng chuyển từ ấn phẩm in sang xuất bản kỹ thuật số không phải là một công việc dễ dàng. Vậy Dow Jones đã phải làm như thế nào với bài toán tài chính này?

0803 dow jones
Khi ngành xuất bản bắt đầu số hóa, thì Dow Jones đã làm gì?

Khi đó, mô hình vốn lưu động của Dow Jones vào cuối thời kỳ hoàng kim trong nền kinh tế cũ của họ vào năm 1992. Với số vốn lưu động ngoài tiền mặt tại thời điểm đó, Dow Jones có tài sản lưu động (ngoài tiền mặt) kà 37 ngày; hàng tồn kho là 4 ngày; khoản phải thu là 33 ngày (người đăng ký trả tiền trước nhưng các quảng cáo trả tiền sau, con số này thể hiện số tiền quảng cáo); nợ ngắn hạn là 90 ngày; khoản phải trả là 70 ngày; tiền đăng ký nhận trước là 39 ngày (các số báo đã được trả tiền nhưng chưa giao báo); con số dòng là âm 72 ngày. Đó là giá trị 72 ngày tiền của khách hàng, tức khoản 20% (19,7%) trong doanh thu 1,8 tỷ đô la của năm 1992 mà Dow Jones có thể sử dụng cho những việc khác.

Điều đó cũng giống như có 360 triệu đô la tiền trên trời rơi xuống, sẵn sàng có thể sử dụng mua máy in, thanh toán lương hoặc phát triển kinh doanh mới bằng cách thanh toán sau cho các nhà cung cấp (các giấy in báo và nhiều thứ khác) trong khoảng trung bình 70 ngày, thu trước tiền đăng ký mua báo và tiền sử dụng dịch vụ cập nhật tin tức tức thời của khách hàng. Như vậy Dow Jones có thể sử dụng tiền của người khác theo đúng nghĩa đen để thanh toán các khoản của họ.

Tuy nhiên, khi ngành xuất bản bắt đầu số hóa, thì Dow Jones đã làm gì?

Năm 1992, Dow Jones ra mắt công ty DowVision, phân phối trực tiếp tới máy tính của khác hàng các bài viết được xuất bản trên nhiều tạp chí nổi tiếng của Mỹ, cùng phiên bản cao cấp của Dow Jones và gặt hái được thành công. Từ năm 1995 đến năm 2006, Dow Jones liên tục tăng tốc độ số hóa, thành lập liên doanh với Reuters để cho ra đời Factiva, một nguồn tin gồm các tin tức cũ và mới trên toàn cầu mà người mua phải trả tiền trước.

Vậy mô hình vốn lưu động dựa trên đăng ký trả trước của Dow Jones có hiệu quả không? Hãy nhìn vào số liệu thống kê của Dow Jones năm 2006 để xem họ đã làm gì?

Tài sản lưu động (ngoài tiền mặt) là 58 ngày; hàng tồn kho là 3 ngày; khoản phải thu là 55 ngày; tài sản nợ ngắn hạn là 135 ngày; khoản phải trả là 88 ngày; tiền nhận đăng ký trước 47 ngày; con số ròng là âm 77 ngày.

Như vậy, mô hình vốn lưu động của Dow Jones đã được cải thiện lên âm 77 ngày vào năm 2006 so với âm 72 ngày vào năm 1992. Nền tảng của mô hình mua trả trước vẫn được áp dụng.

Thật ngạc nhiên khi nhận ra rằng, Dow Jones đã được chuyển đổi cực kỳ thành công mà không cần cầu cạnh đến các nhà đầu tư, với nguồn vốn chủ yếu là tiền khách hàng và mô hình lưu động quý giá mà họ vẫn giữ nguyên.

Vậy các cổ đông của Dow Jones được lợi như thế nào? thu nhập ròng của họ tăng gấp 3 lần từ 107 triệu đô la năm 1992 đến 386 triệu đô la năm 2006.

Bảo Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này