95,45% đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và châu Âu

10:27 | 08/06/2020
(LĐTĐ) Sau khi 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu (EVFTA); đã có 461/462 đại biểu Quốc hội (đạt 95,45% tổng số đại biểu Quốc hội) tham gia biểu quyết đã bấm nút thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA). 
9545 dai bieu quoc hoi bam nut thong qua hiep dinh bao ho dau tu giua viet nam va chau au 100% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA
9545 dai bieu quoc hoi bam nut thong qua hiep dinh bao ho dau tu giua viet nam va chau au Xuất xứ hàng hóa - yêu cầu quan trọng để hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA
9545 dai bieu quoc hoi bam nut thong qua hiep dinh bao ho dau tu giua viet nam va chau au Thực thi EVFTA không thể thiếu kiến thức về phòng vệ thương mại

Tham dự phiên họp và chứng kiến việc biểu quyết của Quốc hội với Hiệp định EVFTA và EVIPA có phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam. Việc Quốc hội thông qua EVFTA và EVIPA cho thấy một bước tiến vượt bậc trong quan hệ giữa Việt Nam và liên minh châu Âu, đồng thời cũng là một cách thể hiện phù hợp nhất nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao. Những nền tảng mới này đem lại một cơ sở tốt cho việc mở rộng các cơ hội đầu tư và thương mại.

9545 dai bieu quoc hoi bam nut thong qua hiep dinh bao ho dau tu giua viet nam va chau au
461/462 đại biểu Quốc hội tham gia bấm nút tán thành thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và châu Âu

Cả hai Hiệp định (EVFTA và EVIPA) được kỳ vọng mang đến cho Việt Nam cơ hội trở thành một trung tâm sản xuất của khu vực. So với các nền kinh tế tương đồng trong khu vực, Việt Nam có lợi thế của người đi trước đó là có từ 7-10 năm "vàng" với đặc quyền tiếp cận vào thị trường EU. Hiện, chỉ có Singapore, nước đã ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại trước Việt Nam, ở vào vị trí thuận lợi tương tự.

Trước đó, trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, phê chuẩn Hiệp định EVFTA, ông Nguyễn Văn Giàu - chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - cho rằng việc phê chuẩn hiệp định là phù hợp với chủ trương đối ngoại, hướng tới thị trường tiềm năng lớn nhất với 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về đầu tư và thương mại.

Lợi ích mang lại là thúc đẩy gia tăng hai chiều thương mại, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng quy mô xuất khẩu nhiều ngành thế mạnh như nông sản, thuỷ sản, dệt may… Người dân được tiếp cận hàng hóa nguyên phụ liệu trang thiết bị máy móc, đặc biệt là mỹ phẩm giá rẻ chất lượng cao. EVFTA cũng là cơ hội đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn, cải cách thể chế.

Tương tự với EVIPA, hiệp định được kỳ vọng sẽ giúp thu hút vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ hiện đại, công nghệ mới, công nghệ sạch từ châu Âu, đặc biệt khi châu Âu mới chỉ có khoảng 2.500 dự án với số vốn đăng ký 27,5 tỉ USD đầu tư vào Việt Nam.

Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ ban hành kế hoạch hành động chi tiết; các bộ ngành liên quan chọn lựa sản phẩm ngành nghề có thế mạnh sớm tham gia thị trường, có biện pháp giữ thị phần, thị trường châu Âu trong đại dịch Covid-19, tận dụng tốt công nghệ 4.0, nền kinh tế số, nâng cao nguồn lao động, ứng phó rủi ro…

Theo đó, Quốc hội và Chính phủ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế pháp luật, rà soát hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan, triển khai hiệu quả hiệp định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Đối với EVIPA, thách thức đặt ra là cải cách thể chế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực nên cần tăng tuyên truyền, phổ biến.

Với nghị quyết Phê chuẩn Hiệp định EVIPA và EVFTA vừa được thông qua, Quốc hội yêu cầu rõ Chính phủ và các cơ quan liên quan rà soát các văn bản pháp luật để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật…

Như vậy, với đa số đại biểu Quốc hội đồng ý, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, liên minh châu Âu cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu.

Đặc biệt, sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, châu Âu sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với một số ít mặt hàng còn lại (tương đương khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu), châu Âu cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Theo quy định, Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau tháng mà cả hai bên đã thông báo cho nhau về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý nội bộ để Hiệp định này có hiệu lực, dự kiến vào ngày 1/8/2020.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này