Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hiện thân của văn hoá hoà bình

15:18 | 21/05/2020
(LĐTĐ) Chủ tịch Hồ Chí Minh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc UNESCO tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc đồng thời là nhà văn hoá kiệt xuất. Trong những giá trị văn hoá của Người cống hiến vào tư tưởng của nhân loại, cốt lõi có giá trị văn hoá hoà bình. 
chu tich ho chi minh hien than cua van hoa hoa binh Vẹn nguyên những lời dạy của Bác Hồ về cần, kiệm, liêm, chính
chu tich ho chi minh hien than cua van hoa hoa binh Nghị quyết của UNESCO về danh nhân văn hoá thế giới: Chuyện khó quên 30 năm trước
chu tich ho chi minh hien than cua van hoa hoa binh Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
chu tich ho chi minh hien than cua van hoa hoa binh
Ảnh tư liệu.

Suốt 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, Người đã hòa mình vào phong trào cách mạng của công nhân, tham gia thành lập nhiều tổ chức quốc tế nhằm tập hợp những người yêu hòa bình, đấu tranh vì độc lập, tự do dân tộc và mong muốn hợp tác hữu nghị với nhân dân toàn thế giới. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên định chiến lược hòa bình, kiên trì con đường thương lượng, đối thoại nhằm giải quyết các xung đột.

Kể cả đến khi kẻ thù buộc nhân dân ta phải đứng lên cầm súng kháng chiến, Người vẫn giương cao ngọn cờ hòa bình, vẫn liên tục gửi thư đến Chính phủ, Quốc hội và Nhân dân Pháp, kêu gọi họ chấm dứt chiến tranh bằng biện pháp hòa bình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định chính sách ngoại giao của Việt Nam là “làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”, “nhằm xây đắp nền hòa bình thế giới”. Tư tưởng hòa bình, hợp tác, hữu nghị, đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng có tầm chiến lược, đi trước thời đại, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta hợp tác cùng phát triển với các quốc gia trong và ngoài khu vực.

Tư tưởng của Người đã và đang được vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hiện đang có nhiều biến đổi phức tạp với những cơ hội và thách thức đan xen, tác động đến nền hòa bình và tình hợp tác, hữu nghị của nước ta với các nước trên thế giới.

Điều này đã được thế giới công nhận và phát hiện từ rất sớm. Nhà báo Liên Xô Ô-xip Man-den-xtan năm 1923, trong bài: “Thăm một chiến sĩ quốc tế cộng sản - Nguyễn Ái Quốc” được đăng trên Tạp chí Ngọn lửa nhỏ: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa Châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai…

Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi như thấy được ngày mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”. Văn hoá của tương lai mà Ô-xip Man-den-xtan nói đến chính là Văn hoá hoà bình Hồ Chí Minh, là sự kết tinh hoàn hảo nhất tinh hoa của văn hoá phương Đông và phương Tây, các giá trị truyền thống và hiện đại của nhân loại, hay như lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “kết tinh những tư tưởng và tình cảm lớn của loài người”.

Phương Bùi

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này