Giải bài toàn phân phối lợi nhuận đối với thịt lợn

18:00 | 03/05/2020
(LĐTĐ) Nhiều tháng nay, báo chí, các chuyên gia, nhà quản lý và dư luận xã hội tốn nhiều công sức, giấy mực, thời gian tập trung cho vấn đề giá bán lẻ thịt lợn. Ai cũng có lý lẽ của mình về vấn đề này để góp phần ổn định giá cả, một mặt hàng rất quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân.
giai bai toan phan phoi loi nhuan doi voi thit lon Giá vàng hôm nay 2/5: Đột ngột tăng vọt
giai bai toan phan phoi loi nhuan doi voi thit lon Xuất khẩu sang các thị trường lớn: Nhiều tín hiệu khả quan
giai bai toan phan phoi loi nhuan doi voi thit lon Thị trường ngày 1/5: Giá thịt lợn tại chợ dân sinh tăng nhẹ

Một số ý kiến thì cho rằng, cần phải từng bước hạ giá thịt lợn hơi ở các tập đoàn chăn nuôi lớn đang chiếm đến 35-40% thị phần, kết hợp với tổ chức lại hệ thống phân phối giảm bớt nhiều trung gian đã đẩy giá bán lẻ lên, hoặc cao hơn có thể áp dụng biện pháp bình ổn giá để kiểm soát giá mặt hàng này.

Lại có ý kiến chỉ giải quyết giá ở khâu chăn nuôi lớn phải hạ xuống, còn các khâu trung gian thì vẫn vận hành từ trước tới nay, không phải giải quyết gì cả. Gần đây còn một loại ý kiến nữa cho rằng, cứ để giá thịt lợn vận hành theo quan hệ cung cầu rồi dần dần sẽ đi đến lúc ổn định về giá. Mỗi người có một lý luận riêng của mình về giá thịt lợn. Riêng đối với ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì ngoài việc giảm dần giá thịt lợn hơi ở các tập đoàn lớn cho đến giá 60.000đ/kg, nếu các doanh nghiệp không chịu giảm sẽ có những biện pháp mạnh hơn như: Xem xét các hỗ trợ của nhà nước và nhập thêm hàng trăm nghìn tấn thịt vào để tăng thêm áp lực hạ giá ngoài thị trường.

giai bai toan phan phoi loi nhuan doi voi thit lon
Là nước nông nghiệp, nhưng những tháng qua đang chứng kiến nghịch lý vừa thiếu thịt lợn, người tiêu dùng vừa phải mua giá cao, trong khi giá lợn hơi vẫn không tăng! Giải bài toán kép về giá và phân phối lợi nhuận đang là vấn đề thời sự.

Thực tế tình hình thì sao? Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như dư luận xã hội, mặc dù giá thịt lợn hơi ở một số tập đoàn chăn nuôi có giảm nhưng thực tế giá bán lẻ ở chợ và siêu thị hầu như không giảm mà có lúc còn tăng cao hơn trước. Mấy ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2020, giá lợn hơi đã chạm mốc cao nhất, tới mức 93.000 – 95.000đ/kg.

Điều cần lưu ý thêm, theo yêu cầu của Chính phủ thì cần phải làm rõ chênh lệch giá, lợi nhuận, nộp ngân sách của từng khâu, từ trang trại chăn nuôi đến bán lẻ là bao nhiêu để báo cáo cơ quan chức năng, xong cho đến nay, đã qua gần 1 tháng thì số liệu vẫn chưa được công bố. Thực tế vấn đề hạ giá thịt lợn trên thị trường hiện nay đang cao vô lý là một vấn đề khó. Nhưng nếu không có những giải pháp hiệu quả để giá thịt lợn neo cao kéo dài nhiều tháng thì một mặt đời sống của các tầng lớp dân cư lại càng khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Mặt khác sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 4% do Quốc hội đề ra.

Chính phủ đã chỉ rõ, với giá thành sản xuất 1kg thịt hơi chỉ 43.000-45.000đ mà bán ra 70.000 – 75.000đ thì hưởng lợi nhuận một cách quá đáng. Chính vì thế, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Chúng ta hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, song phải phân bố lợi nhuận các khâu từ sản xuất tới tiêu dùng một cách hợp lý”. Theo quan điểm của riêng tôi, từ những ý kiến của Chính phủ và việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng đang bị vi phạm, bảo vệ lâu dài cho sản xuất chăn nuôi trong nước, góp phần giảm lạm phát trong năm 2020. Chính phủ cần tiếp tục giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyết định giảm giá thịt lợn ở các tập đoàn chăn nuôi lớn, đồng thời đưa mặt hàng thịt lợn vào diện bình ổn giá để kiểm soát được giá cả, đi đôi với việc nhập khẩu thêm thịt lợn, tăng mạnh việc tái đàn nhằm giảm bớt những khó khăn trong giai đoạn này.

Nước ta đang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Bởi thế, việc buông lỏng không quản lý một mặt hàng thiết yếu để cho giá cả tự hình thành theo thị trường là một việc làm chưa đúng lúc. Không nên để giá thịt lợn cao vời vợi một cách vô lý, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn hưởng lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng mà một phần không do công sức của họ bỏ ra. Một khi chúng ta đã nhìn thấy rõ ràng những bất hợp lý của việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi sản xuất phân phối mà không can thiệp một cách mạnh mẽ và dứt điểm thì chúng ta đã có lỗi với người tiêu dùng xã hội.

Mong rằng, các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Tài chính đã đến lúc phải ngồi lại với nhau, thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng phải có những chính sách, quyết sách không chỉ giảm giá thịt lợn mà còn giúp phần phân phối lợi nhuận một cách công bằng từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến lưu thông phân phối!

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này