Quản lý chặt chẽ để tránh trục lợi bất chính trong xuất khẩu lao động

15:45 | 21/04/2020
(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, hôm qua (20/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).  

quan ly chat che de tranh truc loi bat chinh trong xuat khau lao dong Doanh nghiệp đưa người lao động đi nước ngoài phải có vốn pháp định 5 tỷ đồng
quan ly chat che de tranh truc loi bat chinh trong xuat khau lao dong Tránh rơi vào “bẫy” xuất khẩu lao động
quan ly chat che de tranh truc loi bat chinh trong xuat khau lao dong Người lao động nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn ưu đãi
quan ly chat che de tranh truc loi bat chinh trong xuat khau lao dong Quản lý chặt chẽ để tránh trục lợi bất chính trong xuất khẩu lao động
quan ly chat che de tranh truc loi bat chinh trong xuat khau lao dong
Quang cảnh Phiên thảo luận (Ảnh QH)

Theo Ban soạn thảo, năm 2006, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật số 72/2006/QH11 về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật số 72) và có hiệu lực kể từ 01/7/2007. Kể từ khi có Luật số 72, số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm tăng đáng kể, trung bình mỗi năm có hơn 80.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, trong 5 năm gần đây, mỗi năm có trên 130.000 người lao động ra nước ngoài làm việc, góp phần đáng kể nâng cao thu nhập, đời sống của người dân, cải thiện chất lượng nguồn lao động thông qua một bộ phận lao động tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.

Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập quốc tế và việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới, sự hình thành khối cộng đồng kinh tế ASEAN cho phép tự do di chuyển trong khối ASEAN dẫn đến việc xuất hiện nhiều hình thức hợp tác, dịch chuyển lao động mới trong thời gian gần đây chưa được quy định trong Luật số 72, gây khó khăn trong việc hướng dẫn thi hành Luật và công tác quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài... Trước thực trạng đó, Chính phủ trình Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) bố cục gồm 8 chương và 79 Điều (giữ nguyên số chương và giảm 01 điều so với Luật hiện hành). Đây được xem là đạo luật bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài một cách chặt chẽ nhất.

quan ly chat che de tranh truc loi bat chinh trong xuat khau lao dong
Hàng năm có hàng nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài (ảnh TTXVN)

Thảo luận về dự án Luật này, một số đại biểu kỳ vọng, dự án Luật này cần thúc đẩy chuyển biến về chất trong hoạt động xuất khẩu lao động không chỉ về lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn chất lượng, trình độ lao động, người lao động làm việc ở nước ngoài được đào tạo, có kinh nghiệm ở các nước phát triển quay trở về cống hiến cho đất nước. Còn Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho rằng, đã đến lúc nên thay đổi cách tiếp cận về thị trường lao động để có cách quy định phù hợp, đầy đủ đối tượng lao động có thể đi làm việc ở nước ngoài từ lao động chân tay, lao động giản đơn đến lao động trình độ cao. Một số ý kiến khác cho rằng, lâu nay khi nói lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đa số lao động phổ thông, lao động chân tay đơn giản, lao động từ các vùng quê đi để mong thoát nghèo, chính vì vậy, dự án Luật sửa đổi này ra đời phải làm sao xuất khẩu được những lao động có hàm lượng chất xám và công nghệ cao.

Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị đặc biệt quan tâm đến hoạt động của ngành nghề đưa lao động ra nước ngoài làm việc trong bối cảnh lao động giản đơn dần được thay thể bởi robot, hướng đến ngành nghề có giá trị gia tăng cao hơn. Đồng thời, dự án Luật này phải gắn việc làm trong nước với làm việc ở nước ngoài để sau khi người lao động hết thời hạn làm việc ở nước ngoài về nước có thể tìm được việc làm việc, tiếp tục chính sách bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, Luật cần phải thiết kế trong luật để bảo vệ người lao động cũng như chính sách cho người lao động khi quay trở về nước thay vì chỉ tập trung vào các quy định để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

“Bên cạnh cải cách thủ tục hành chính tạo minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp đưa lao động đi nước ngoài làm việc cũng cần quy định chặt chẽ điều kiện kinh doanh và xử lý nghiêm các hành vi trục lợi bất chính, vô trách nhiệm, bỏ rơi người lao động”- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

H.P- Q.H

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này