Truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với giáo viên mầm non ngoài công lập

11:44 | 18/03/2020
(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều bạn đọc gửi thư điện tử và nhắn tin tới báo Lao động Thủ đô hỏi về việc truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với giáo viên mầm non ngoài công lập được áp dụng đối với những trường hợp nào? Hồ sơ, thủ tục thực hiện truy thu thực hiện ra sao?
truy thu bao hiem xa hoi bat buoc doi voi giao vien mam non ngoai cong lap Mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non trường công lập
truy thu bao hiem xa hoi bat buoc doi voi giao vien mam non ngoai cong lap Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần tính tới đặc thù nghề nghiệp
truy thu bao hiem xa hoi bat buoc doi voi giao vien mam non ngoai cong lap Đối tượng giáo viên mầm non nào bị truy thu bảo hiểm xã hội ?

Giải đáp những vấn đề trên, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho hay: Ngày 20/3/2019, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Công văn số 835/BHXH-BT hướng dẫn việc truy thu bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với giáo viên mầm non ngoài công lập và cán bộ xã là bệnh binh các hạng.

truy thu bao hiem xa hoi bat buoc doi voi giao vien mam non ngoai cong lap
Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong các cơ sở bán công, dân lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ sở công lập từ năm 1995 đến khi đã đóng BHXH bắt buộc, sẽ thực hiện truy thu BHXH. Ảnh: B.D

Theo hướng dẫn này, đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non bán công, dân lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập từ năm 1995 đến khi đã đóng BHXH bắt buộc, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tiến hành truy thu BHXH tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nhân với mức tiền lương tối thiểu chung hoặc mức lương cơ sở từng thời kỳ và tiền lãi theo quy định của pháp luật về BHXH.

Cụ thể:

- Thời gian từ tháng 1/1995 đến tháng 12/2006: Bằng 15%; trong đó, người lao động truy đóng bằng 5%, còn lại do ngân sách địa phương đóng.

- Thời gian từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2009: Bằng 16%; trong đó, người lao động truy đóng bằng 5%, còn lại do ngân sách địa phương đóng.

- Thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011: Bằng 18%; trong đó, người lao động truy đóng bằng 6%, còn lại do ngân sách địa phương đóng.

- Thời gian từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2013: Bằng 20%; trong đó, người lao động truy đóng bằng 7%, còn lại do ngân sách địa phương đóng.

- Thời gian từ tháng 1/2014 đến nay: Bằng 22%; trong đó, người lao động truy đóng bằng 8%, còn lại do ngân sách địa phương đóng.

Về hồ sơ, thủ tục truy thu BHXH, Bảo hiểm xã hội thành phố cho biết

a) Ðối với giáo viên mầm non:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS, ban hành kèm theo Quyết định số 595/QÐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 888/QÐ-BHXH ngày 16/7/2018 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam).

- Hợp đồng lao động, hoặc quyết định tuyển dụng của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, hoặc giấy tờ gốc có liên quan thể hiện có làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non.

Trường hợp không còn đầy đủ các hồ sơ gốc như trên thì cung cấp giấy tờ có liên quan đến thời gian làm việc, nơi làm việc, tiền lương, tiền công (nếu có)… kèm theo xác nhận và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non nơi đã làm việc hoặc của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

b) Ðối với cơ sở giáo dục mầm non, hoặc đơn vị sử dụng lao động nơi giáo viên mầm non đang làm việc:

- Danh sách lao động tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QÐ-BHXH).

- Thu tiền đóng BHXH của giáo viên mầm non, chuyển đủ số tiền truy đóng BHXH và tiền lãi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.

B.Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này