Người Việt Nam ở Pháp trước giờ G: Chúng tôi không hoảng loạn

20:18 | 17/03/2020
(LĐTĐ) Nằm trong top đầu những quốc gia có người nhiễm Covid-19 nhiều nhất thế giới, đất nước của tháp Eiffel đang phải đối mặt với sự lây lan chưa từng có của dịch bệnh. Ngày 16/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố lệnh giới hạn đi lại nghiêm ngặt trên toàn quốc kể từ 12h trưa ngày 17/3 (giờ Pháp). Trước “giờ G”, cuộc sống của người dân Pháp và cộng đồng người Việt tại Pháp như thế nào?
nguoi viet nam o phap truoc gio g chung toi khong hoang loan Phát động toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid-19
nguoi viet nam o phap truoc gio g chung toi khong hoang loan Người Việt Nam tại Ý: Lạc quan trong tâm dịch Covid-19

Tính đến 7h30 sáng nay (17/3 theo giờ Việt Nam), toàn nước Pháp đã có 6.633 ca nhiễm Covid-19, 148 người tử vong. Người dân nước Pháp chuẩn bị bước vào một cuộc chiến quy mô hơn bắt đầu từ việc thực hiện lệnh phong tỏa. Cũng như những người Pháp, cộng đồng người Việt tại Pháp cũng rất bình tĩnh trước quyết định của chính phủ Pháp và tin tưởng đó là biện pháp tốt nhất để phòng dịch bệnh.

nguoi viet nam o phap truoc gio g chung toi khong hoang loan
nguoi viet nam o phap truoc gio g chung toi khong hoang loan
Người dân Saint Thibault des Vignes 77400 xếp hàng cách nhau 1 mét để mua hàng và thanh toán ở siêu thị trước ngày phong tỏa (ảnh: Cao Oanh)

Chị Cao Oanh, sống ở Saint Thibault des Vignes 77400 vùng ngoại ô cách Paris khoảng 20km, cho biết: Tối 16/3 Tổng thống Pháp tuyên bố "Chiến tranh toàn quốc toàn dân tiêu diệt coronavirus: Từ 12 giờ trưa thứ ba 17/3/2020 toàn quốc hạn chế di chuyển, ít nhất trong 15 ngày; đóng cửa các trương học, nhà hỗ trợ y tế và kinh tế; quân đội nhập cuộc cứu viện y tế; đóng biên giới đối với bên ngoài; nhà nước cứu trợ tất cả doanh nghiệp lớn nhỏ (gia hạn thời gian nộp thuế; tài trợ trả tiền lương cho nhân viên, bảo đảm 90% vay tiền ngân hàng..). Chính phủ bồi thường 85% lương cho lao động và nhân viên phải nghỉ việc và cho phép đươc gia hạn trả tiền nhà, điện nước.

Pháp kiểm soát tương đối tốt so với các quốc gia Âu châu như Ý và Tây Ban Nha, hy vọng sẽ đánh bại virus Covid-19 trong 3 tuần tới. Nên kỷ luật và bình tĩnh! Virus Corona không nguy hiểm bằng virus Sars gia cầm (2003) hay Ebola (Phi châu) nhưng tai hại hơn vì bí mật lây lan nhanh chóng và chưa có thuốc chữa trị và vác xin. 98% người nhiểm bệnh thoát nạn; chỉ nguy hiểm với những người cao tuổi và bệnh tật yếu đuối. Nên rửa tay thường xuyên với xà bông, mang khẩu trang khi ra ngoài,tránh bắt tay hay thơm (hôn thân hữu), đứng xa nhau ít nhất một thước và tụ tập. Chúng ta sẽ chiến thắng!”.

Thông tin từ Tổng thống pháp khiến chị Oanh cũng như nhiều người dân không quá lo lắng trước tình hình dịch bệnh và tin tưởng vào chính sách của tổng thống Emmanuel Macron.

nguoi viet nam o phap truoc gio g chung toi khong hoang loan
Đường phố vắng vẻ (ảnh: Cao Oanh)

Chị Oanh thông tin, bắt đầu từ vài tuần trước dân pháp đặc biệt là dân gốc Á đã ý thức được tình hình của dịch bệnh sẽ càng ngày càng trầm trọng nên bắt đầu có ý định chuẩn bị lương thực như thịt, gạo, mỳ tôm, mỳ ý... Nhưng ý thức chuẩn bị lương thực cho một thời gian dài bùng phát có lẽ bắt đầu sau ngày thứ năm tuần trước, sau bài phát biểu thứ nhất của tổng thống trên truyền hình ra lệnh đóng cửa trường học, nhà hàng, cinema, quán bar... chỉ để mở cửa các khu siêu thị cung cấp lương thực phẩm và ngân hàng.

“Ngày hôm qua 16/3 là một ngày vất vả cho người dân Pháp khi đi chợ vì Chính phủ ra yêu cầu người dân khi ra ngoài luôn phải giữ khoảng cách 1 mét cho nên khi đi vào siêu thị mua đồ phải xếp hàng (các siêu thị hạn chế số lượng người lưu thông trong cùng một thời điểm sao cho đảm bảo người mua hàng phải giữ đúng khoảng cách quy định), do đó dẫn đến tình trạng ùn tắc chờ đợi khá lâu để được mua hàng. Tâm lý của mọi người là hạn chế càng ít phải ra ngoài càng tốt nên ai cũng mua nhiều hơn nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa ở các quầy hàng đồ khô như gạo, mỳ, đồ hộp…”, chị Oanh cho biết.

Tuy nhiên, ngày hôm nay, khi lệnh phong tỏa được thực thi, chị Oanh không đi chợ vì chắc chắn là sẽ rất đông người tranh thủ thời gian trước giờ giới nghiêm để đi mua. “Về cơ bản hàng hóa như thịt cá rau củ quả vẫn đủ khả năng cung cấp cho người tiêu dùng. Thiếu mỳ ý, đồ khô, không có nước rửa tay, không có khẩu trang, không có cồn 70 độ là những sản phẩm để diệt khuẩn”, chị Oanh thông tin thêm.

nguoi viet nam o phap truoc gio g chung toi khong hoang loan
nguoi viet nam o phap truoc gio g chung toi khong hoang loan
Siêu thị Metro ở Metz vắng vẻ do lượng hàng hóa lớn đã được mua hết trước giờ giới nghiêm (ảnh: Trần Hiệp)

Anh Trần Hiệp, sống tại tỉnh Metz, Grand- Est, nước Pháp cũng cho biết, theo chính sách của Pháp, trong những ngày phong tỏa, những người lao động đều nghỉ nhà ăn lương, những kinh doanh nhỏ, tiền nhà, điện, nước, gaz.....được kéo dài thời hạn trả cho các ngân hàng…cho nên không quá lo lắng về kinh tế.

Tại Metz, người dân cũng đã đến các siêu thị để mua sắm nhu yếu phẩm cần thiết trước giờ thực hiện phong tỏa. Hai ngày nay, hàng hóa ở siêu thị cũng được “dọn sạch”, người dân xếp hàng vài tiếng đồng hồ để thanh toán. Chính quyền cũng ra lệnh cấm không được tụ tập trên 5 người và mọi người dân phải khai báo khi đi ra ngoài.

“Gia đình tôi và một số gia đình cũng chưa đi mua đồ tích trữ vì lệnh phong tỏa không quá lâu, chỉ khoảng 2 tuần, hơn nữa chính phủ đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm cho người dân nên việc tích trữ là không cần thiết. Chúng tôi chỉ mua một số ít nhu yếu phẩm và nước thôi. Chúng tôi không hỗn loạn bởi chúng tôi biết, khi ngài Tổng thống lên tivi thông báo với dân, chính phủ không bao giờ họ nuốt lời nên người dân Pháp tin tưởng quốc sách và đặc biệt tin cậy vào ngành y tế của đất nước”, anh Trần Hiệp cho biết.

Theo thông tin từ anh Trần Hiệp, trong ngày hôm nay, siêu thị Metro tại Metz cũng khá vắng vẻ vì những mặt hàng chủ yếu không còn nhiều và người dân cũng có đủ nhu yếu phẩm cần thiết để bắt đầu lệnh phong tỏa.

Bảo Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này