Đẩy mạnh tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội

21:16 | 21/02/2020
(LĐTĐ) Vừa qua, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn số 103 – HD/BTGTU về "Tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020" với nhiều nội dung quan trọng.
da y ma nh tuyen truye n ke t qua pha t trie n kinh te xa ho i Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế – xã hội
da y ma nh tuyen truye n ke t qua pha t trie n kinh te xa ho i Giao ban chuyên đề “Kỹ năng giám sát và kỹ năng thẩm tra báo cáo trước kỳ họp HĐND”

Theo đó, nội dung "Tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020" cần làm rõ những thành tựu ấn tượng đạt được năm 2019, khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội; sự chỉ đạo của Đảng, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ và sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, nhân dân cả nước.

Văn bản Hướng dẫn số 103 – HD/BTGTU cũng nêu rõ, tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về bối cảnh quốc tế, khu vực, thế và lực của đất nước để chủ động tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm đạt được các mục tiêu năm 2020 và hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

Qua đó, tạo niềm tin, sự phấn khởi và khí thế mới cho mọi tầng lớp nhân dân, khơi dậy sức mạnh, ý chí, niềm tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng.

Do vậy, yêu cầu đặt ra là công tác tuyên truyền kinh tế - xã hội cần bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phản ánh sinh động thực tế triển khai nhiệm vụ chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, ngoại giao của đất nước; dự báo những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế; đóng góp những giải pháp thiết thực và hiệu quả.

Cụ thể, đối với kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020, công tác tuyên truyền cần khẳng định kết quả toàn diện và ấn tượng của Việt Nam trên một số lĩnh vực.

Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp chúng ta đã vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu mục tiêu kinh tế – xã hội. Trong điều kiện thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế biến động mạnh, Việt Nam vẫn duy trì kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7,02%, được xếp vào nhóm các nước có tăng trưởng cao hàng đầu trong khu vực và thế giới. Năng suất lao động tăng 6,2%.

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu sụt giảm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng, lần đầu tiên đạt 517 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt kỷ lục 210 tỷ USD, dự trữ ngoại hối đạt 80 tỷ USD.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có an ninh, an toàn hàng đầu, là môi trường kinh doanh tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài, là điểm đến hấp hẫn thu hút hàng triệu khách du lịch.

da y ma nh tuyen truye n ke t qua pha t trie n kinh te xa ho i
Việc đẩy mạnh tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về bối cảnh quốc tế, khu vực, thế và lực của đất nước để chủ động tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi. Ảnh minh họa.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giải quyết việc làm có nhiều tiến bộ. Xây dựng, sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, cải cách hành chính, cải cách tư pháp có chuyển biến. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được thực hiện quyết liệt, hiệu quả, tạo sự đồng thuận và ủng hộ trong nhân dân

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, trong đó Việt Nam tổ chức thành công những sự kiện quốc tế lớn, tham gia vào các tổ chức quốc tế lớn, góp phần quan trọng giữ gìn hòa bình, kiên định bảo vệ được những lợi ích cơ bản của đất nước, khẳng định vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền cũng cần phải làm rõ tồn tại, hạn chế cần khắc phục và khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Đó là nền kinh tế trong nước vẫn còn không ít khó khăn. Kinh tế vĩ mô còn một số yếu tố chưa vững chắc. Tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công chậm.

Sắp xếp, cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước chuyển biến chưa rõ nét. Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp. Tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng lớn,…

Ngoài ra, cần tiếp tục tuyên truyền nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế - xã hội được thể hiện trong các văn kiện các kỳ đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách về giáo dục, y tế, văn hóa, các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn xã hộ. Đặc biệt phản ánh, cảnh báo về nạn mê tín dị đoan, tín dụng đen, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và công tác ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

Trong công tác điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, cần tập trung tuyên truyền về công tác chỉ đạo, điều hành, thực Nghị quyết 01/NQ- CP của Chính phủ với phương châm hành động năm 2020 “kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” và 6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành để phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2020..

Phản ánh tốc độ gấp rút hoàn thành các nhiệm vụ và phấn đấu các mục tiêu năm 2020, kế hoạch phát triển kinh tế 2016-2020 của các bộ, ngành, địa phương. Tinh thần trách nhiệm, trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân trong tham gia ý kiến đóng góp xây dựng các dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhất là về chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong chặng đường tới.

da y ma nh tuyen truye n ke t qua pha t trie n kinh te xa ho i
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có an ninh, an toàn hàng đầu, là môi trường kinh doanh tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh minh họa.

Trong công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, đường lối, sách lược ngoại giao của Việt Nam, trong đó có Chỉ thị 32-CT/TW ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về “Tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới”.

Tập trung tuyên truyền năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, thể hiện quan điểm, đường đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Đặc biệt giới thiệu hình ảnh một Việt Nam thanh bình, ổn định, thân thiện, đổi mới và tiềm năng, cơ hội hợp tác kinh tế, danh lam, thắng cảnh, có truyền thống văn hóa tốt đẹp, giàu tính nhân văn của Việt Nam là: “hiếu khách, thuận hòa, tình nghĩa”.

Tuyên truyền các hoạt động và đóng góp của Việt Nam khi đảm nhiệm Chủ tịch AIPA 41 năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Tuyên truyền việc triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác.

Đối với kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2019 của Thủ đô Hà Nội cần khẳng định, năm qua Thành phố đã hoàn thảnh nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Nổi bật là tổng sản phẩm (GRDP) năm 2019 của thành phố ước tăng 7,62%, đạt kế hoạch đề ra và cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 264,7 nghìn tỷ đồng, đạt 100,6%. Đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,05 tỷ USD, cao nhất sau hơn 30 năm đổi mới, hội nhập, là năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước,... An ninh - quốc phòng, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị Thủ đô được đảm bảo.

Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị các đơn vị chủ động tham mưu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội. Chủ trì theo dõi, cung cấp thông tin, tuyên truyền các sự kiện lớn, nổi bật trong công tác đối ngoại năm 2020. Chỉ đạo hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, triển lãm, cổ động trực quan về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ quan báo chí, kiểm tra việc thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền cho các cơ quan báo chí; xử lý kịp thời những vi phạm của cơ quan báo chí và phóng viên trong hoạt động báo chí,…

PV

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này