![]() | Nghiên cứu sớm tổ chức Lễ hội Ngô Quyền: Không thể chậm trễ hơn |
![]() | Sáng kiến, sáng tạo xuất phát từ thực tế |
![]() | Về Cổ Loa nghe chuyện xưa, tích cũ |
![]() |
Nằm ở vị trí trung tâm thành Cổ Loa, cho đến nay, đền thờ An Dương Vương vẫn là ngôi đền thờ có vị trí lịch sử và tâm linh đặc biệt của người dân Cổ Loa. |
![]() |
Đền được xây dựng trên một gò đất cao dưới chân lũy thành cũ, góc tây – nam. Theo dân gian đó là đầu con rồng. |
![]() |
Đến nay vẫn chưa rõ đền được xây từ bao giờ, chỉ biết đền mới được tu sửa lại hồi đầu thế kỷ 20. Cổng đền được xây theo dạng Tam quan bề thế. Bậc tam cấp trước cổng có đôi rồng đá là di vật đời Trần hoặc Lê sơ. |
![]() |
Sau Tam quan là khu đền chính nằm trên nền đất cao. Phía trước là tòa nhà tiền đường, hai bên có hai cổng nhỏ. |
![]() |
Phía tây đền An Dương Vương trên một gò đất cao, xưa kia vua lập miếu thờ Thần Nông, là nhà bia. |
![]() |
Đây là nơi lưu giữ các bia đá cổ, trong đó có ba bia khắc năm 1606. |
![]() |
Đặc biệt, trong khuôn viên đền thờ An Dương Vương có hai hố vẫn được cho là mắt rồng của thành Cổ Loa. Một hố luôn đầy ắp nước dù là mùa hạn, trong khi hố kia luôn khô cạn ngay cả những ngày trời mưa như trút. |
![]() |
Hiện nay, ngôi đền thờ An Dương Vương vẫn còn giữ được những nét đệp cổ kính trong từng lối kiến trúc |
![]() |
Phía trước đền có một hồ hình bán nguyệt, giữa đắp bờ tròn tạo thành giếng Ngọc. Tương truyền, đây là nơi Trọng Thủy tự tử sau khi phản bội Mỵ Châu. Người dân ở đây vẫn còn truyền tai nhau rằng đem nước ở giếng này mà đi rửa ngọc trai thì trong sáng vô cùng. |
![]() |
Cho đến nay, vào mỗi năm, hội đền vẫn được cử hành vào ngày mồng 6 tháng Giêng và kéo dài trong khoảng 10 ngày, thu hút đông đảo du khách xa gần. |
K.Tiến
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/den-an-duong-vuong-ngoi-den-thieng-giua-thanh-co-loa-100172.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này