Xuất khẩu lao động hãy theo đường chính ngạch

(LĐTĐ) Thực trạng xuất khẩu lao động bằng những con đường phi pháp và hệ lụy của nó không còn là câu chuyện mới đối với người lao động Việt Nam từ nhiều năm nay. Thế nhưng, câu chuyện về cái chết thương tâm của 39 công dân Việt Nam trong container trên đường vượt biên sang Anh lao động mới đây lại một lần nữa cho thấy, xuất cảnh trái phép chưa bao giờ là con đường đưa tới “miền đất hứa”.
xuat khau lao dong hay theo duong chinh ngach Đối tượng tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép sẽ chịu hình phạt nào?
xuat khau lao dong hay theo duong chinh ngach Tránh rơi vào “bẫy” xuất khẩu lao động
xuat khau lao dong hay theo duong chinh ngach Người lao động nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn ưu đãi
xuat khau lao dong hay theo duong chinh ngach
Công dân Việt Nam xuất khẩu trái phép qua biên giới bị công an nước Trung Quốc bắt giữ và trao trả lại Việt Nam (Ảnh VOV)

Thực trạng nhức nhối

Xuất khẩu lao động vốn là lựa chọn của nhiều người với mong muốn thoát nghèo và nâng cao thu nhập cho gia đình. Nhiều năm nay, nhà nước cũng có những chính sách để khuyến khích người dân đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, thay vì chọn con đường đi xuất khẩu lao động hợp pháp, nhiều người lại tìm cách xuất khẩu lao động “chui” mà không lường trước được những hậu quả và rủi ro đang chờ đợi phía trước.

Trên thực tế, xuất khẩu lao động “chui” được hiểu đơn giản là người lao động đi làm việc ở nước ngoài không thông qua các công ty xuất khẩu lao động chính thống mà đi theo con đường tiểu ngạch hay còn gọi là vượt biên trái phép.

Hậu quả đáng tiếc phía sau con đường xuất khẩu lao động “chui” không phải mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ cho đến khi Bộ Công an Việt Nam và cơ quan thực thi pháp luật của Vương quốc Anh xác định 39 nạn nhân thiệt mạng trong container, được phát hiện tại hạt Essex, đông bắc London, Vương quốc Anh vào ngày 23/10 đều là người Việt Nam thì câu chuyện xuất khẩu “chui” mới thực sự được mọi người chú ý.

Trên thực tế, trong những năm qua, lợi dụng nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài tăng cao, một số đối tượng đã dụ dỗ, lôi kéo, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo con được bất hợp pháp. Trong khi đó, có nhiều người lại muốn ra nước ngoài làm việc nhưng không đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện của xuất khẩu lao động chính ngạch như trình độ ngoại ngữ, tay nghề chuyên môn.

Đã có nhiều câu chuyện đau lòng liên quan đến việc xuất khẩu lao động “chui” khiến người mất tiền, kẻ mất mạng hay bị cơ quan chức năng nước bạn bắt giữ, tuy nhiên thực trạng này vẫn đang diễn ra tại một số địa phương. Theo số liệu thông kê, mỗi năm nước ta có đến hàng ngàn người đi xuất khẩu lao động bằng con đường bất hợp pháp.

Ở các địa phương gần biên giới phía Bắc, rất nhiều người sang Trung Quốc làm thuê bất hợp pháp, trốn chui, trốn lủi trong các công xưởng, nhà máy. Mọi thứ thuộc về quyền con người của họ không được bảo đảm, đúng hơn, không có một bảo đảm gì về sức khỏe, sinh mạng cũng như tài sản.

xuat khau lao dong hay theo duong chinh ngach
Lao động Việt Nam cần tỉnh táo và sáng suốt khi lựa chọn con đường mưu sinh nơi xứ người (Ảnh minh họa: K.Tiến)

Nỗ lực ngăn chặn xuất cảnh trái phép

Dù động cơ kiếm tiền mạnh đến mức nào thì tính mạng con người và sự tôn trọng pháp luật phải được đặt lên trên hết. Về hành vi xuất khẩu lao động “chui”, Luật sư Lê Quyên Công ty Luật Hợp danh The Light, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: “Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau: Hợp đồng ký với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Hợp đồng ký với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Hợp đồng theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ký với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề; Hợp đồng cá nhân.

Theo đó, mọi trường hợp xuất khẩu lao động hợp pháp đều được thực hiện dưới hình thức hợp đồng. Xuất khẩu lao động “chui” được hiểu đơn giản là việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài không thông qua các công ty xuất khẩu lao động chính thống mà đi theo con đường tiểu ngạch (hay còn gọi là vượt biên trái phép). Hành vi vượt biên trái phép là qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định.

Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng theo điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Ngoài việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam, người vượt biên trái phép khi bị bắt giữ còn đối mặt với các hình thức xử lý theo pháp luật của nước sở tại như bị giam giữ, buộc lao động công ích, bị phạt tiền, bị trục xuất về nước…

Ngoài ra, trường hợp tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép sẽ có mức phạt tù cao nhất lên tới 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Đối với 11 người trở lên; thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên; làm chết người. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm (Điều 349 Bộ luật Hình sự 100/2015/ QH13).

Được biết, nhằm ngăn chặn xuất cảnh trái phép, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2019, trong đó nhấn mạnh việc xử lý nghiêm các hành vi tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép. Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ trong xử lý vụ việc 39 người tử vong tại Anh.

Chính phủ kêu gọi các nước cùng chung tay đấu tranh, ngăn chặn, lên án mạnh mẽ hoạt động di cư bất hợp pháp. Đồng thời thông tin, tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, không để các đối tượng lừa đảo dụ dỗ người dân xuất cảnh trái phép.

Bên cạnh đó, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng đấu tranh, ngăn chặn kịp thời mọi hoạt động chống phá, bảo đảm ổn định an ninh chính trị, chú trọng địa bàn chiến lược, trọng điểm. Có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép, lừa đảo kinh doanh đa cấp, lừa đảo trong chuyển nhượng đất đai, sử dụng công nghệ để lừa đảo, giả danh cơ quan thực thi pháp luật và vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra tại Việt Nam.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành. Chỉ đạo tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo niềm tin và không khí phấn khởi trong nhân dân; kịp thời phản bác thông tin xấu, độc, sai sự thật, tạo đồng thuận xã hội.

Bên cạnh việc trấn áp loại hình tội phạm và đưa người ra nước ngoài bất hợp pháp thì điều rất quan trọng là phải nâng cao nhận thức của người lao động và gia đình để tránh tình trạng bị lôi kéo vào con đường chui lủi, đánh đổi mạng sống. Với những quyết tâm và nỗ lực từ Chính phủ, các ngành, các địa phương cũng như những bài học đau xót rút ra từ câu chuyện bi thương ở Anh, mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng hãy tỉnh táo và sáng suốt khi đưa ra những quyết định và sự lựa chọn về con đường mưu sinh nơi xứ người.

 K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND được ban hành vào ngày 4/7/2023. Theo đó mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 sẽ giảm đáng kể.
Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

(LĐTĐ) Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là đào tạo, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà với việc học nghề, tính kế lâu dài.
Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 6/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức kỳ thi nâng nâng ngạch công chức năm 2023 tại Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh).
Hà Nội: Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thấp

Hà Nội: Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thấp

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, số lao động nộp hồ sơ và có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng từng năm nhưng số người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) về hỗ trợ đào tạo nghề lại đang có xu hướng giảm.
Khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024

Khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024 với chủ đề “Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa”.
Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề

Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thanh Trì luôn chú trọng phát huy nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đồng hành và giúp nông dân xã Hữu Hòa duy trì, phát triển sản phẩm miến dong, bánh đa của làng nghề.
Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

(LĐTĐ) Cùng với cuộc đua vào đại học, thời gian này, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội, mùa tuyển sinh cũng bắt đầu được khởi động. Nhằm thu hút người học và bắt kịp nhu cầu mới của thị trường lao động, hầu hết các cơ sở dạy nghề đều tăng nhu cầu tuyển sinh ở những ngành “hot”, mở thêm các mã ngành nghề mới, nhất là ở những nhóm ngành mà thị trường lao động đang “khát” nhân lực.
Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trước thực trạng công dân Việt Nam, nhất là đối với thanh, thiếu niên bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, bị cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để thanh, thiếu niên hiểu rằng không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài.
Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm 2024, người lao động có cơ hội ứng tuyển vào 1.620 chỉ tiêu việc làm đa dạng các vị trí, ngành nghề, với mức lương hấp dẫn của 30 đơn vị, doanh nghiệp.
Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngày 15/3, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp phối hợp cùng Khoa Tài chính - Thương mại, Khoa Quản trị - Kinh doanh và Khoa Marketing - Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức Ngày hội tuyển dụng khối ngành kinh tế năm 2024.
Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 14/3 có 154 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng gần 42.000 lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động