Xây dựng văn hóa an toàn lao động: Để phát triển bền vững

(LĐTĐ) Những năm gần đây, số vụ tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng tăng, đã đặt ra yêu cầu đối với người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan chức năng là cần quan tâm xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc nhằm tạo ra môi trường lao động tốt, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, để người lao động an tâm sản xuất, từ đó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp và xã hội phát triển bền vững.
xay dung van hoa an toan lao dong de phat trien ben vung Báo động về mất an toàn lao động
xay dung van hoa an toan lao dong de phat trien ben vung Tăng cường đảm bảo an toàn lao động và phòng chống nạn bạo hành

Thờ ơ gây hậu quả nghiêm trọng

Anh Phùng Văn Hùng (quê Phú Thọ) cùng đồng nghiệp nhận xây dựng các công trình dân dụng tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm). Giữa trời nắng gắt, không đồ bảo hộ lao động, nhóm lao động tự do này đứng trên những giàn giáo tự chế cao hàng chục mét để hoàn thiện phần ngoài của ngôi nhà 4 tầng.

Dù biết công việc của mình nguy hiểm và cũng đã có một vài lần sơ sẩy dẫn đến tai nạn nhưng anh Hùng và các đồng nghiệp vẫn rất chủ quan với việc phòng, tránh tai nạn lao động. “Để trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cũng phải tốn một khoản chi phí khá lớn nên không ai muốn đầu tư. Người nào khó chịu với nắng, bụi thì đội mũ, nón, đeo khẩu trang. Mà như thế cũng khó khăn khi làm việc, không có hiệu quả cao vì vướng víu”, anh Phùng Văn Hùng tâm sự.

xay dung van hoa an toan lao dong de phat trien ben vung
Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc góp phần thúc đẩy doanh nghiệp và xã hội phát triển bền vững.

Cũng giống như nhóm của anh Hùng, đa số người lao động, nhất là lao động tự do, lao động ở các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa chú trọng phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động cũng chưa quan tâm xây dựng môi trường làm việc an toàn, kỷ luật, văn minh. Chính sự thờ ơ đó khiến nhiều lao động, doanh nghiệp phải trả giá bằng tính mạng, tài sản, sức khỏe, uy tín…

Đơn cử như Công ty Cổ phần Thép Việt Hàn ở Cụm công nghiệp Quất Động, xã Quất Động (huyện Thường Tín) nhiều lần bị nhắc nhở, xử phạt do để xảy ra một số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng hay làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) tháng nào cũng xảy ra một vài vụ tai nạn lao động gây thương tích. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong giai đoạn 2016-2018, toàn Thành phố xảy ra 694 vụ tai nạn lao động khiến 195 người tử vong, nhiều người bị thương, tăng 74,3% về số vụ việc so với giai đoạn trước.

Tai nạn xảy ra nhiều ở ngành xây dựng, cơ khí - luyện kim, điện, vật liệu nổ công nghiệp… Nguyên nhân do làm việc trong môi trường chưa bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, một số lao động có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp…

Theo thống kê, thành phố Hà Nội hiện có hơn 200.000 doanh nghiệp, hơn 1.000 làng nghề truyền thống đang hoạt động; gần 4 triệu lao động đang làm việc trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Ngoài ra, Thành phố còn có hàng triệu lao động tự do. Trên thực tế, số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp có thể lớn hơn nhiều con số được công bố vì đa số doanh nghiệp, địa phương chưa chủ động báo cáo hoặc cố tình che giấu.

Trao đổi tại một hội nghị về lao động việc làm mới đây, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, Trung bình mỗi năm, toàn Thành phố chỉ có 5 -7% doanh nghiệp báo cáo về tình hình an toàn lao động. Số doanh nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động nhằm kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc mới đạt khoảng 10%.

Vì sự phát triển của doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển nhanh theo hướng mở, ngoài trình độ chuyên môn, tay nghề, những lao động có sức khỏe, được làm việc trong môi trường an toàn sẽ phát huy khả năng tốt hơn. Doanh nghiệp có văn hóa an toàn tại nơi làm việc và chấp hành nghiêm quy định về an toàn lao động, thì sản phẩm làm ra sẽ được thị trường đón nhận nhiều hơn.

Mà theo Tổ chức Lao động thế giới, văn hóa an toàn lao động gồm 3 yếu tố: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước; Việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật, tạo điều kiện tốt nhất để thực thi quy trình, quy phạm an toàn lao động; Sự tự giác, tự thân nêu cao ý thức tự bảo vệ mình của người lao động. Như vậy có thể nói, văn hóa an toàn lao động cũng là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa doanh nghiệp, giúp người lao động an tâm sản xuất và người sử dụng lao động cùng doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

Hướng tới mục tiêu xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, các ngành, địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách thức, kỹ năng chủ động phòng chống; tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại những cơ sở, ngành nghề có nhiều nguy cơ. Từ năm 2016 đến nay, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính hơn 400 doanh nghiệp với số tiền hàng tỷ đồng. Có thể kể đến như Công ty Cổ phần Sumi Việt Nam bị phạt 25 triệu đồng do không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Xây dựng Yến Nhi bị phạt 15 triệu đồng do không khai báo tai nạn lao động…

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các bên liên quan, trong những tháng đầu năm 2019, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các ngành, địa phương đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Hoạt động tuyên truyền tập trung vào khu vực không có hợp đồng lao động. Theo đó, các đơn vị, địa phương cần tổ chức diễn đàn đối thoại với người lao động; mở lớp tập huấn nâng cao về an toàn, vệ sinh lao động cho đại diện doanh nghiệp, người lao động; quan tâm đến đời sống của nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Ngoài những giải pháp đang triển khai, lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội mong muốn các cơ quan chức năng bổ sung hệ thống thanh tra an toàn, vệ sinh lao động đến cấp huyện; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về quản lý lao động. Nhóm lao động không theo hợp đồng cần được tham gia, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện…

Đồng thời, cần nâng mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp, làm căn cứ cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.
Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức và phương pháp hoạt động cần thiết để vận dụng vào công tác thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho 227 Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/4), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ); Tháng Công nhân năm 2024; biểu dương “Công nhân giỏi” năm 2024 và tuyên dương phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

(LĐTĐ) Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục truyền thống trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa luôn được gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động do đó đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

(LĐTĐ) Trong quý 2/2024, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.
LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hoá) đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho 150 cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ngày thi đấu thứ 2, Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX: Kịch tính đến tận phút cuối

Ngày thi đấu thứ 2, Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX: Kịch tính đến tận phút cuối

(LĐTĐ) Ngày 19/4, ngày thi đấu thứ 2 của Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX tiếp tục diễn ra trên sân vận động quận Tây Hồ. Trong lượt trận thứ 2 này, các đội tiếp tục thi đấu sôi nổi với tinh thần trung thực, giao lưu và học hỏi.
Xem thêm
Phiên bản di động