Đạo diễn Đỗ Thanh Hải:

Việt hóa kịch bản phim không hề đơn giản

Thời gian qua, nhiều bộ phim truyền hình Việt hóa kịch bản đã gặt hái được những thành công đáng kể như “Cầu vồng tình yêu”, “Sống chung với mẹ chồng”, “Người phán xử”… Trong bối cảnh kịch bản Việt vẫn đang khan hiếm thì việc Việt hóa kịch bản được xem như hướng đi giúp phim truyền hình khởi sắc. Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với đạo diễn Đỗ Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) xung quanh vấn đề này.
viet hoa kich ban phim khong he don gian Hồng Đăng - Mạnh Trường là tình địch trong "Cả một đời ân oán"
viet hoa kich ban phim khong he don gian Vẫn có sức hút riêng
viet hoa kich ban phim khong he don gian Việt hóa phim Hàn màn ảnh rộng: Diễn nhạt cũng “chào thua”
viet hoa kich ban phim khong he don gian Bộ phim sitcom "Gia đình là số 1" phiên bản Việt đã chính thức bấm máy
viet hoa kich ban phim khong he don gian
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải.

-PV: Được biết, nguồn kịch bản đến từ nước ngoài chiếm 40% kịch bản phim do VFC sản xuất trong năm 2017. Có phải việc mua lại bản quyền phim nước ngoài được xem như lựa chọn khôn ngoan giúp dễ dàng có những bộ phim “bom tấn” không, thưa ông?

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải: Không hẳn là như vậy. Rất nhiều dự án phim mua của nước ngoài nhưng không thành công. Do đó việc lựa chọn kịch bản phim để Việt hóa là cả một vấn đề vô cùng quan trọng và đôi khi là mạo hiểm.

Việc lựa chọn các bộ kịch bản phim phù hợp theo tiêu chí của nhà sản xuất không phải là dễ dàng, đôi khi còn cần may mắn. Vì không có một mẫu số chung nào luôn đáp ứng được các việc đó. Một ví dụ là bộ phim “Người phán xử” gây bão thời gian qua. Nếu ai đã từng xem kịch bản gốc của phim “Người phán xử” do Isarel sản xuất sẽ thấy khác rất nhiều so với phiên bản do VFC sản xuất. Các nhà sản xuất phải biết phát hiện vấn đề, và dựa cốt truyện của kịch bản để sáng tác tiếp. Bản thân chúng tôi sau khi mua các kịch bản phim từ nước ngoài về cũng phải bỏ rất nhiều công sức để sáng tác, nghiên cứu cách thức chuyển đổi kịch bản phim mua ở nước ngoài thành các kịch bản Việt hóa. Điều này lý giải tại sao sau khi đã có kịch bản phim “Người phán xử”, chúng tôi phải mất tới 3 năm để viết lại kịch bản. Khi Việt hóa kịch bản, nhân vật Diễm My – con dâu Phan Quân gần như phải viết lại toàn bộ. Trong kịch bản gốc đời sống tình cảm của vợ chồng Diễm My – Phan Hải và cô bồ rất phức tạp, rất nhiều cảnh nóng nhưng khi làm phim phải cân nhắc và khai thác phù hợp với văn hóa người Việt. Hay như bộ phim hứa hẹn sẽ là bom tấn tiếp theo là “Cả một đời ân oán” cũng được mua kịch bản từ phim “Cô dâu bạc triệu” do Đài Loan (Trung Quốc) sản xuất. Mặc dù đã có kịch bản trong tay từ 3 đến 4 năm trước nhưng tới thời điểm này chúng tôi mới ra mắt phim. Nói như vậy để thấy rằng việc Việt hóa kịch bản không hề đơn giản.

viet hoa kich ban phim khong he don gian
Một cảnh trong bộ phim được Việt hóa kịch bản “Cả một đời ân oán”.

-Các kịch bản phim của VFC được lấy từ nguồn nào?

Một là từ các tác giả chuyên nghiệp. Hai là bản thân VFC đặt hàng các nhà văn, nhà sáng tác, cộng tác viên. Ngoài ra là từ các hội chợ phim được tổ chức ở nước ngoài. Hàng năm diễn ra nhiều hội chợ phim tại Singapore, Mỹ, Hồng Kông… Tại đó, nhiều hãng sản xuất công khai giới thiệu dự án phim, bán các kịch bản, gameshow, thậm chí có thể trao đổi ngay trên mạng internet. Có thể đối với chúng ta là mới mẻ nhưng thực ra các nhà sản xuất phim đến từ các nước công nghiệp phim phát triển như Trung Quốc, Pháp, Anh hay Hollywood (Mỹ) đã làm việc đó từ lâu rồi và họ đều tham gia các hội chợ đó để tìm kiếm các kịch bản mang về. Đó là việc rất bình thường trong hoạt động trao đổi bản quyền. Các hoạt động đó đều công khai. Trong các hội chợ đó có tới hàng nghìn các kịch bản để lựa chọn. Các nhà sản xuất Việt cũng qua đó tìm hiểu, phát hiện và lựa chọn cho mình những bộ kịch bản phù hợp để sản xuất, mang về Việt hóa. Tôi cũng vừa trở về từ hội chợ phim ở Singapore. Ở đó có rất nhiều các nhà xuất phim cùng tham dự như là BHD, Cát Tiên Sa…

-Với 3 nguồn kịch bản phim như trên, VFC có thiếu các kịch bản hay không?

VFC luôn trong tình trạng thiếu các kịch bản hay để sản xuất. Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận một vấn đề là, công tác đào tạo viết kịch bản chuyên nghiệp cho phim truyện truyền hình của chúng ta chưa được chú trọng nhiều.Trong các trường điện ảnh thì hầu hết đào tạo viết kịch bản biên kịch điện ảnh, tức là các kịch bản rất ngắn. Nhưng đối với phim truyện truyền hình dài tập, để có thể kéo khán giả theo dõi bộ phim trong vòng vài tháng thì cần kịch bản rất dài. Chưa kể đặc thù thị hiếu xem phim của khán giả từng nước. Ví dụ như với Hồng Kông, Nhật Bản… thì các phim truyền hình chỉ thường 12-16 tập, nhưng với khán giả Việt Nam thì chừng đó là chưa đủ để kéo khán giả theo dõi phim. Do đó, bằng am hiểu khán giả và kinh nghiệm của các nhà sản xuất để đặt hàng và điều chỉnh sao cho phù hợp.

Ví dụ như bộ phim “Thương nhớ ở ai” từ nguồn kịch bản đặt hàng, do đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể từ tiểu thuyết “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng. Hay “Zippo Mù tạt và em” được đặt hàng một cách “đo đinh đóng giầy” cho diễn viên Hồng Đăng và Mạnh Trường. Có những phim chúng tôi lựa chọn diễn viên và đề tài để đặt hàng các tác giả viết. Về các đề tài, chúng tôi có các kế hoạch sản xuất phát sóng, cân đối các đề tài với nhau. Đôi khi trước những vấn đề nóng của cuộc sống nhưng người viết kịch bản chưa tạo dựng được hoặc các đạo diễn chưa thể sản xuất. Cho nên đôi khi có những kịch bản đã được viết nhưng phải gác lại.

-Về việc chia sẻ bản quyền phát sóng phim đối với các nước trong khu vực đã được nhắc đến rục rịch từ lâu rồi nhưng đến thời điểm này chưa được thực hiện, theo ông nguyên nhân do đâu?

Đầu tiên là vấn đề kỹ thuật. Đây là một thực tế mình đi sau các nước bạn. Các nước bạn đang thực hiện phát sóng tiêu chuẩn 4K – chất lượng cao nhất về hình ảnh từ lâu, trong khi ở Việt Nam trong 1 năm trở lại đây mới áp dụng các công nghệ 4K. Khi nước ngoài phát triển truyền hình thì một trong những tiêu chí đầu tiên mà họ lựa chọn là hạ tầng kỹ thuật. Họ yêu cầu các phim phải đáp ứng các yếu tố về kỹ thuật phát được trên hệ thống của họ. Vấn đề đó bây giờ ở Việt Nam cũng bắt đầu tiếp cận được, hy vọng thời gian tới sẽ sẵng sàng cho việc chia sẻ bản quyền phát sóng với các nước.

Xin cám ơn những chia sẻ của ông!

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

(LĐTĐ) Hơn 1.800 học viên và phụ huynh của hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS đã cùng nhau hoà vào không khí của buổi lễ đặc biệt vừa vinh danh cột mốc học tập Anh ngữ, vừa khơi dậy lòng tự hào về quê hương đất nước qua chương trình hè 2024.
Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

(LĐTĐ) Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm hè, Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá hấp dẫn trong khung giờ tối muộn.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

(LĐTĐ) Phiên chợ Xanh tử tế là phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lần đầu vào năm 2016, đến nay đã là năm hoạt động thứ 8.
Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) Đồng Nai diễn ra vừa qua.

Tin khác

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

(LĐTĐ) Nhằm tạo sân chơi lành mạnh và lưu giữ phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đã được tổ chức tại quận 12.
Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

(LĐTĐ) Được mệnh danh là “thủ phủ” du lịch Nam Trung Bộ, với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, tỉnh Khánh Hoà còn có hệ thống di tích, danh thắng… đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu truyền thống của du khách. Thế nhưng ngoài một số di tích thu hút khách tham quan thì vẫn còn di tích đang “ngủ quên”.
Bình Vọng cây cầu ngói huyền thoại và những dấu ấn lịch sử của Hà Nội

Bình Vọng cây cầu ngói huyền thoại và những dấu ấn lịch sử của Hà Nội

(LĐTĐ) Hà Nội, thành phố của những câu chuyện lịch sử, không chỉ nổi tiếng với 36 phố phường mà còn hấp dẫn du khách bởi những ngôi làng cổ kính mang dấu ấn ngàn năm. Trong số đó, làng Bình Vọng, huyện Thường Tín, nổi bật với cầu ngói xưa, một biểu tượng của vùng Đồng bằng Bắc Bộ với vẻ đẹp vượt thời gian.
Xem thêm
Phiên bản di động