Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao: Giảm nỗi lo được mùa - mất giá

(LĐTĐ) Trước đây, câu chuyện thời tiết vẫn là đề tài chưa bao giờ hết nóng trong sản xuất nông nghiệp. Chuyện thời tiết diễn biến thất thường khiến những người nông dân thất thu trên chính mảnh ruộng của mình.Theo đó, trong những năm gần đây, để chủ động hơn trong việc trồng và chăm sóc cho hoa nở đúng vụ, nhiều hộ gia đình đã áp dụng công nghệ cao vào trong sản xuất, từ đó đưa ra thị trường các loại hoa đẹp, giảm nỗi lo được mùa - mất giá và được giá - mất mùa.
ung dung nong nghiep cong nghe cao giam noi lo duoc mua mat gia Hiệu quả từ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao
ung dung nong nghiep cong nghe cao giam noi lo duoc mua mat gia Chuyện ở huyện làm nông nghiệp công nghệ cao

Từ câu chuyện các hộ sản xuất manh mún

Đến thăm bãi hoa thôn Trung, Tây Tựu vào ngày cuối tuần, chúng tôi có cơ hội được trò chuyện với những người nông dân Tây Tựu về những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc trồng hoa đón Tết. Theo một số người dân làng Tây Tựu cho biết, trước đây, toàn bộ diện tích đất của Tây Tựu trồng các loại cây như lúa, dưa lê, cà chua… sau khi những cây hoa đầu tiên được đưa về trồng sinh trưởng và phát triển rất tốt, đưa lại cho người dân Tây Tựu thu nhập ổn định, các hộ dân ở đây quyết định trồng hoa thay thế cho các loại cây khác.

Tính đến thời điểm hiện tại, làng hoa Tây Tựu đã khoác lên mình màu sắc rực rỡ của các loại hoa như ly, cúc, hồng, đồng tiền, thược dược.. Thế nhưng, việc thời tiết các năm diễn biến thất thường cũng chính là nỗi lo của người nông dân khi bắt đầu bước vào thời vụ, nhất là vụ hoa để chuẩn bị cho dịp Tết sắp tới.

ung dung nong nghiep cong nghe cao giam noi lo duoc mua mat gia
Cánh đồng hoa Đồng Tiền ứng dụng công nghệ cao. ảnh L.Hằng

Gắn bó với nghề trồng hoa từ khi còn nhỏ, bác Nguyễn Thị Tình, thôn Trung, phường Tây Tựu cho biết: Người dân ở Tây Tựu trồng hoa quanh năm, mỗi loại hoa thích hợp với một loại thời tiết và cách chăm sóc nên những người dân khi trồng đều phải chăm sóc rất tỷ mỷ và chu đáo.

Đối với vụ hoa Tết này thì đa phần người dân đã tiến hành trồng một số loại hoa lâu ngày, còn với những loại hoa ngắn ngày thì thời điểm hiện tại bắt đầu mua giống để trồng. Riêng với gia đình bác thì hiện tại đang gấp rút làm cỏ để vài hôm tới bắt đầu trồng gần 2 xào ly cam, nếu thời tiết cứ nồm mà không có đợt lạnh nào từ giờ cho tới Tết thì 2 xào hoa ly này sẽ đưa về một khoản thu để trang trải cho gia đình.

Thời gian này, gia đình bác Phan Thị Nhàn cũng tất bật chạy đua với thời tiết và thời gian để chăm sóc cho những luống cúc để cúc sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, chờ tới ngày ra hoa. Đối với người dân Tây Tựu, hoa được mùa hay không thì phải phụ thuộc vào thời tiết. Thời tiết năm nay thất thường lúc nắng lúc lạnh đột ngột khiến những người nông dân Tây Tựu luôn trong tình trạng lo lắng, bất an.

Để đầu tư trồng một mẫu hoa thì người nông dân Tây Tựu phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn. Vừa đưa tay nhặt cỏ, vừa tranh thủ trò chuyện với chúng tôi, bác Nguyễn Thị Tình cho hay: Để đầu tư 1 mẫu ly thì ít cũng phải bỏ ra từ vài chục đến cả trăm triệu từ lúc mua giống đến khi thu hoạch, mà đâu chỉ tiền mua giống còn tiền thuê người trồng, làm cỏ, rồi thu hoạch.

Với thời tiết như bây giờ nếu thời tiết nồm, ẩm, hoa sẽ nở trước Tết còn nếu thời tiết rét kéo dài, hoa ly sẽ nở sau Tết. Dù hoa nở trước Tết hay sau Tết thì đó cũng là một thiệt hại rất lớn về kinh tế đối với gia đình bà, người dân trồng hoa ở Tây Tựu và cả những vùng hoa lân cận. Bởi vậy nên người ta mới nói trồng hoa như đánh một canh bạc, may mắn thì được ăn, kém may thì hòa vốn còn tệ hơn nữa thì lỗ vốn, mất công sức mình bỏ ra chăm sóc.

Bác Tình kể cho chúng tôi nghe về vụ hoa Tết năm trước, vụ hoa tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, một số hộ trồng hoa ly bị lỗ khá nặng do hoa nở không đúng thời điểm, gia đình bác may mắn trồng ít nên số hoa bị trượt không đáng kể, hoa chỉ đắt nhất và những hôm 25 tới 26 âm lịch, còn nếu trước hay sau khoảng thời gian đó thì hoa sẽ rất rẻ.

Ví dụ một bó hoa ly trong Tết có giá từ 200- 300 ngàn đồng 1 cành thì trước hoặc sau Tết chỉ còn từ 70- 80 ngàn đồng một cành. Không kể đâu xa, mới vừa tháng trước mua mầm cúc với giá 170 đồng đến 180 đồng trên một mầm cúc về trồng, vừa trồng được vài hôm thì toàn bộ số mầm cúc bị nghẹo cổ và gia đình bà phải mua giống trồng thay thế toàn bộ số hoa cúc đó. Hoa cúc là loại hoa dễ trồng nhất trong các loại hoa, nhưng với bất kể loài hoa nào cũng cần có thời tiết thuận lợi để phát triển.

Yên tâm sản xuất khi áp dụng công nghệ cao

Với sự chung sức của cả hệ thống chính trị và người dân Đan Phượng sẽ có thêm nhiều cơ hội ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống và quan trọng hơn người là việc người dân không còn phải đánh cược với thời tiết, chạy đua với thời gian như trước đây.

Đối lập với tình trạng thấp thỏm lo âu vì những diễn biến phức tạp của thời tiết sẽ ảnh hưởng đến vụ hoa Tết của những hộ gia đình sản xuất manh mún, một số gia đình ở huyện Đan Phượng đến nay đã làm chủ được thời tiết trên chính mảnh đất của mình bằng cách áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào việc trồng và chăm sóc hoa. Huyện Đan Phượng là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận huyện nông thôn mới. Từ nền tảng đó, Đan Phượng tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung xã Phương Đình, là một trong những hộ dân sớm áp dụng khoa học công nghệ vào trồng hoa lan hồ điệp. Năm 2010, gia đình bà Dung mạnh dạn làm đơn xin dồn điền đổi thửa tập trung tất cả diện tích đất của gia đình tại một nơi, thêm vào đó bà vay ngân hàng 1 tỷ đồng đầu tư xây dựng các dãy nhà kính, màng, diện tích gần 3.000m2 sản xuất giống hoa và 40.000 cây hoa thương phẩm lan hồ điệp.

Đến nay thu nhập từ trồng hoa mỗi năm thu lãi vài tỷ đồng. Cũng đầu tư sản xuất giống, hoa thương phẩm lan Hồ điệp là HTX Đan Hoài. Dự án của HTX Đan Hoài có 7 dãy nhà màng lưới, sản xuất 50.000 cây giống và 20.000 cây thương phẩm, doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng/năm. Hai cơ sở này đều ứng dụng công nghệ cao bao gồm giống mới, sử dụng các chế phẩm sinh học, điều tiết ánh sáng, có hệ thống tự điều hòa nhiệt độ, quy trình sản xuất được thực hiện khép kín. Các mô hình này tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập tương đối ổn định.

Nhờ áp dụng công nghệ cao vào quá trình trồng và chăm sóc hoa nên vấn đề thời tiết đã không còn là vấn đề đáng lo với gia đình bà Dung và HTX Đan Hoài. Điều đó chứng tỏ những người nông dân luôn suy nghĩ và trăn trở về việc làm thế nào để chủ động trong vấn đề thời tiết và sự sinh trưởng, phát triển của cây để mang lại nguồn thu nhập cao.

Nói về nghề trồng hoa ở địa phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng cho biết: “Đan Phượng là huyện ven đô đất chật, người đông, bình quân diện tích đất nông nghiệp chỉ 10 thước/khẩu nên trồng lúa hiệu quả sẽ không cao. Thực tế này đặt ra cho huyện phải tìm các cây trồng, vật nuôi giá trị cao để đưa vào canh tác, nhất là đối với việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.”

Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp không đơn giản, bởi phải có nguồn vốn đầu tư lớn cho công nghệ, xây dựng hạ tầng, nhân lực chất lượng cao. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, huyện Đan Phượng đã ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục hành chính và mặt bằng sản xuất.

Cụ thể, huyện đã đẩy mạnh các biện pháp thâm canh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, lựa chọn các giống chất lượng, năng suất cao đưa vào sản xuất; phát triển các khu chuyên canh tập trung, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa; bước đầu hình thành các dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình có năng lực, đủ điều kiện đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của thành phố; thu hút các doanh nghiệp liên kết với nông dân hình thành mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

(LĐTĐ) Ngày 17/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Tây Hồ khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 14 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Với tinh thần “Đoàn kết - dân chủ - trách nhiệm - sáng tạo - phát triển”, trong 2 ngày 16 - 17/4, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công, tốt đẹp. Đại hội có sự tham gia của 200 đại biểu chính thức.
Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt vào tối 10/10/2024.
Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

(LĐTĐ) Ngày 16/4 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Ứng Hòa, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, phát động phong trào thi đua tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 16/4, quận Đống Đa tổ chức Chương trình "Gặp mặt, giao lưu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ" nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hà Nội sắp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

Hà Nội sắp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

(LĐTĐ) Ngày 13/5 sắp tới, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án

Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó, có nội dung về phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án.
Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

(LĐTĐ) Đến nay, 20 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp phường thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 đã hoàn thành lấy ý kiến cử tri. Với các căn cứ, cơ sở đưa ra cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, cơ bản cử tri tại các đơn vị đồng tình cao với chủ trương sắp xếp và đặt tên ĐVHC mới.
Sáng tạo các hoạt động văn hóa hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng tạo các hoạt động văn hóa hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà yêu cầu các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch tổng thể về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; tuyên truyền và cổ động trực quan để tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân một cách thiết thực, hiệu quả.
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP quận Bắc Từ Liêm

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Ngày 15/4, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quận Bắc Từ Liêm tổ chức hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của quận tới người tiêu dùng. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Xem thêm
Phiên bản di động