Ứng dụng công nghệ, cứu cánh cho giao thông đô thị

(LĐTĐ) Những ngày này, ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội có diễn biến phức tạp. Việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp kéo giảm ùn tắc giao thông tại một số khu vực, tuyến đường đang được đặt ra như một yêu cầu bức thiết. Đặc biệt, tăng cường ứng dụng công nghệ, hình thành giao thông thông minh được kỳ vọng là giải pháp để xử lý tận gốc vấn đề.
Hà Nội tăng cường chấn chỉnh vi phạm về giao thông đô thị
Hà Nội nhiều nỗ lực xây dựng văn hóa giao thông đô thị

Tái diễn nạn ùn tắc
Theo ghi nhận của phóng viên những ngày qua, áp lực giao thông trên các tuyến giao thông tập trung cao điểm vào khoảng thời gian từ 7 - 9 giờ sáng. Đặc biệt là ở các trục chính ra vào trung tâm thành phố như: Nguyễn Trãi - Trần Phú; Tố Hữu Lê Văn Lương; Hồ Tùng Mậu - Xuân Thuỷ; Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển; Vành đai 3 trên cao… hầu như tình hình phương tiện lưu thông đầu giờ sáng đều hết sức căng thẳng. Các phương tiện chen chúc nhau, nhích từng chút.

Ứng dụng công nghệ, cứu cánh cho giao thông đô thị
Ùn ứ giao thông trong giờ cao điểm là cảnh thường xuyên tái diễn trên các trục giao thông Thủ đô. Ảnh: Đ.Luyện

Đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân là ví dụ. Tại trục giao thông này, gần như mọi khung giờ, tình trạng xe ô tô, xe máy chồng lấn phần đường của nhau, giao thông thường xuyên trong tình trạng lộn xộn. Lực lượng chức năng phải căng mình ứng trực ở các luồng tuyến và nút giao thông. Thực tế cho thấy, ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn là những nguyên nhân cũ như: Sự gia tăng phương tiện cá nhân, hạ tầng giao thông còn hạn chế, ý thức người tham gia giao thông kém, công trình thi công chiếm dụng mặt đường...

Đáng ngại nhất là trong bối cảnh ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp, ý thức người tham gia giao thông lại chưa cao. Tại các điểm ùn ứ, bất chấp sự nỗ lực của lực lượng chức năng cũng như pháp luật giao thông, nhiều người điều khiển phương tiện lại tái diễn điệp khúc vi phạm "mạnh ai nấy đi”. Ô tô chiếm hết mọi làn đường, xe máy luồn lách, lấn cả sang những làn cấm như đường dành riêng cho xe buýt BRT. Cá biệt, có những trục giao thông người điều khiển xe máy đua nhau leo lên vỉa hè để mong thoát cảnh bị bao vây giữa ùn tắc

Giải pháp khơi thông “mạch máu” giao thông

Thực tế cho thấy, thời gian qua ngành giao thông vận tải Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tình trạng ùn tắc cũng như đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ cơ quan Sở Giao thông vận tải Hà Nội, ông Ngô Mạnh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, trong nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương xử lý được hàng chục điểm ùn tắc giao thông.

Đặc biệt, vấn đề xây dựng và phát triển hạ tầng khung phục vụ giao thông đã được chú trọng. Hà Nội đã hoàn thành và đưa vào khai thác nhiều công trình cấp bách về giải quyết ùn tắc giao thông như: Cầu vượt nút giao Cổ Linh, cầu vượt Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái, cầu vượt Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, cầu vượt An Dương - đường Thanh Niên, đường Vành đai 3 dưới thấp đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; Cải tạo, mở rộng tuyến đường đê từ An Dương - khách sạn Thắng Lợi...

Đáng chú ý, xác định nguyên nhân chủ yếu gây tắc nghẽn giao thông xuất phát từ mật độ giao thông lớn trong khi tiết diện mặt đường lưu thông hẹp, tổ chức giao thông còn hạn chế, ảnh hưởng từ các dự án đang triển khai, đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết Sở đã tăng cường chỉ đạo bố trí lực lượng tại 79 vị trí có nguy cơ ùn tắc giao thông để làm nhiệm vụ phối hợp phân luồng, chống ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm.

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông còn bất cập, phương tiện giao thông tăng nhanh, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông còn hạn chế… việc triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp kéo tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố trên cả 03 tiêu chí là rất đáng ghi nhận. Được biết, thời gian tới, cùng với các biện pháp đang triển khai như: Cải tạo, nâng cấp hạ tầng nút giao, xây dựng lại phương án tổ chức giao thông, tăng cường lực lượng điều tiết…

Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ kiến nghị với các cấp có thẩm quyền chỉ đạo đẩy nhanh các dự án trọng điểm như: Đường vành đai 3 trên cao, đường vành đai 2 (đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng), ga ngầm S9 thuộc Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, dự án mở rộng đường Hoàng Quốc Việt, dự án cầu vượt An Dương, dự án BT đường 70 - Văn Điển… Đồng thời, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng kiến nghị giao các quận địa bàn đẩy mạnh lắp đặt hệ thống camera giám sát tại 12 điểm: Bắc cầu Chương Dương; nút giao Phạm Văn Đồng với các tuyến Trần Quốc Hoàn, Cổ Nhuế; khu vực đường gom từ Cổ Linh lên cầu Thanh Trì; nút giao Âu Cơ - Nghi Tàm; Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ; La Thành - Giảng Võ; Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến; Điện Biên Phủ - Trần Phú; đường Trường Chinh (Tôn Thất Tùng - Ngã Tư Sở), lối lên đường vành đai 3 trên cao (khu vực tòa nhà Thăng Long) và đường 70 giao với đường khu tưởng niệm Chu Văn An.

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, thời gian tới bên cạnh thường xuyên rà soát các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông và điều chỉnh tổ chức giao thông hợp lý, phù hợp với lưu lượng thực tế để giảm thiểu ùn tắc giao thông… Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông như xử phạt qua hệ thống camera giám sát an toàn giao thông; ứng dụng phần mềm GovOne trong công tác quản lý, duy tu, duy trì kết cấu hạ tầng giao thông; triển khai ứng dụng dịch vụ Iparking tại các điểm trông giữ phương tiện công cộng…

“Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông như xử phạt qua hệ thống camera giám sát an toàn giao thông; ứng dụng phần mềm GovOne trong công tác quản lý, duy tu, duy trì kết cấu hạ tầng giao thông; triển khai ứng dụng dịch vụ Iparking tại các điểm trông giữ phương tiện công cộng…” - ông Ngô Mạnh Tuấn chia sẻ.

Theo tìm hiểu của phóng viên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giao thông góp phần tương đối tích cực, và có nhiều hiệu quả rõ rệt. Chẳng hạn, hiện Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình vận hành xe buýt. Với ứng dụng Timbuyt, hành khách có thể tìm kiếm thông tin về mọi tuyến buýt mà Transerco đang khai thác, lộ trình, điểm đón… Đặc biệt, hành khách có thể theo dõi lộ trình di chuyển của xe buýt theo thời gian thực để đón xe đúng thời điểm, không phải chờ đợi trong cảnh mưa nắng, bụi bặm. Nhiều người kỳ vọng nếu Timbuyt tích hợp toàn bộ dữ liệu của các tuyến và các đơn vị khai thác xe buýt khác thì dữ liệu của ứng dụng này sẽ phát triển rộng rãi hơn nữa.

Trở lại câu chuyện tăng cường ứng dụng công nghệ để hình thành giao thông thông minh, giảm thiểu ùn tắc hiện nay, rõ ràng ích lợi của nền tảng công nghệ là không thể phủ nhận và việc tăng cường công nghệ thông tin trong điều hành giao thông thông sẽ góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giúp giảm ùn tắc, góp phần làm cho Hà Nội trở thành đô thị thông minh, có chất lượng sống tốt.

Đ.Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tin khác

Giao Công an xác minh nguyên nhân 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

Giao Công an xác minh nguyên nhân 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

(LĐTĐ) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, Thành phố sẽ có văn bản chỉ đạo giao Công an Thành phố xác minh làm rõ liên quan tới sự việc báo chí phản ánh 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc thời gian vừa qua.
Đồng Nai: 3 người tử vong nghi do ngạt khí ga của trang trại heo

Đồng Nai: 3 người tử vong nghi do ngạt khí ga của trang trại heo

(LĐTĐ) Mặc dù đã được các lực lượng nhanh chóng đưa từ hầm ga lên, tuy nhiên, cả ba nạn nhân đều đã tử vong.
Tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ Gò Đống Thây

Tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ Gò Đống Thây

(LĐTĐ) UBND quận Thanh Xuân vừa ban hành văn bản về việc thay đổi thời gian tổ chức thực hiện kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung).
Sở Giao thông vận tải TP.HCM "điểm tên" 169 nhà thầu chây ỳ nộp phạt

Sở Giao thông vận tải TP.HCM "điểm tên" 169 nhà thầu chây ỳ nộp phạt

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị chính quyền các quận huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị liên quan không tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép thi công đối với các đơn vị chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Sở GTVT Thành phố.
Duyệt danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình

Duyệt danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình

(LĐTĐ) Năm 2024, quận Ba Đình có 49 dự án với tổng diện tích 24,06 ha được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

(LĐTĐ) Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ đã xuống cấp, không bảo đảm quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, không đáp ứng tiêu chí đô thị… Bài toán cải tạo, xây dựng chợ không phải là mới nhưng vẫn là khó giải khi chưa thể hài hòa hết lợi ích của các bên.
Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

(LĐTĐ) Chung cư cũ vốn là sản phẩm khá kén khách bởi thời gian xây dựng đã lâu, diện tích nhỏ, thiếu tiện tích sinh hoạt và xuống cấp. Tuy vậy, cùng với cơn sốt của thị trường chung cư nói chung, loại hình nhà ở này bỗng nhiên lại được nhiều người quan tâm, kéo theo giá bán tăng lên từng ngày.
Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, các lực lượng chức năng quận Tây Hồ đã tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông..., phục vụ Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Công an quận Hai Bà Trưng đã bố trí lực lượng phân luồng chống ùn tắc giao thông, nhất là địa điểm tổ chức, tuyến đường liên quan các hoạt động của lễ hội...
Xem thêm
Phiên bản di động