Truyện ngắn: Đi qua những hoàng hôn

(LĐTĐ) Mùa thu, tôi nhớ hắn hơn. Nói thế có nghĩa là những mùa khác tôi cũng nhớ hắn nhưng không thường xuyên và dai dẳng, ví như giữa mùa hè có một ngày trong mát hay giữa mùa đông có một ngày ấm áp. Tình tôi với hắn từ mùa thu năm ấy cũng rối bời như đám lá quay cuồng thay trong gió bão.  
truyen ngan di qua nhung hoang hon Truyện ngắn: Dòng sông tuổi thơ
truyen ngan di qua nhung hoang hon Truyện ngắn: Khoảnh khắc tận cùng của mùa thu

Ngày hôm nay, đọc báo thấy cư dân mạng xôn xao câu chuyện tình tay ba của một cặp nghệ sỹ, người ta ném đá gã trai không chung tình, thương xót cho người bị phản bội và trách cứ người xen vào giữa chuyện tình “phi công” đẹp như mơ. Tôi bỗng nhắn cho hắn một cái tin vu vơ: “May mà ngày xưa tớ đủ can đảm để rời xa cậu, khóc khi còn trẻ còn hơn khóc khi đã đầy nếp nhăn nhỉ. Trông sẽ kinh khủng lắm”. Hắn nhắn lại ngay lập tức: “Yêu anh em sẽ không bao giờ phải khóc”.

Tôi buông máy thở dài. Đã bao nhiêu năm rồi mà hắn vẫn thế, nửa như trách cứ, nửa nuối tiếc, nửa muốn rứt rời. “Em là người anh muốn quên mà không thể”. Hắn tranh thủ nhắn thêm. Hắn đâu biết tôi đâu cần hắn quên, tôi cần ở trong tim hắn đủ lâu để có bạn đồng hành, như hắn đã ở trong tim tôi từ mùa thu này qua mùa thu khác.

Ngày ấy, tôi nhận công tác tại phòng công nghệ thông tin ở một trường học. Hàng ngày tôi phải nhập dữ liệu học tập của học sinh vào phần mềm quản lý. Làm việc được bốn ngày thì hắn xuất hiện. Hắn là lớp trưởng lớp 12. Hắn đưa số liệu cho tôi rồi đứng lại rõ lâu. Tôi bảo: “Em xong rồi đấy”. Hắn vẫn đứng yên. “Em còn cần gì nữa không?.”. “Em cần... hỏi cô một câu... cô bao nhiêu tuổi rồi ạ?”. Tôi nhìn hắn, thật ra là ngước mỏi cổ lên để nhìn hắn. Dễ chừng cao hơn mét bảy. “23”. Tôi đỏ mặt khi nhìn ánh mắt hắn, trả lời cụt lủn. “Ok, cô chỉ hơn em ..5 tuổi”. Hắn huýt sáo rồi bước ra khỏi phòng công nghệ.

truyen ngan di qua nhung hoang hon
Ảnh minh họa: Jenny Ngô

Từ hôm ấy, ngày nào hắn cũng giành việc đưa dữ liệu lên phòng tôi, ở lại cho đến khi trống vào tiết, hỏi đủ thứ chuyện, và luôn kết luận: “Công nhận là cô xinh thật”. Hè năm ấy hắn ra trường, không quay trở lại cho đến mùa thu. “Em nhớ cô nhiều nhất, nhưng em đi du học không về được. Mấy bữa nữa em đi cô nhớ online facebook nói chuyện với em đấy nhé! Cô cũng đừng yêu ai, đợi em về”.

Tôi bảo hắn là “thằng ngốc, lo học hành đi, lúc nào cô lấy chồng về mà ăn cưới”. Hắn trợn mắt: “Em đã nói rồi đấy nhé! Cô mà yêu ai thì đừng có trách”. Tôi cốc vào đầu hắn: “Đồ học trò thần kinh”. Hắn cười nhăn nhở rồi rủ tôi ra cái quán ven hồ ăn kem. Khi ấy là mùa thu, lá vàng rơi kín mặt hồ, cảm giác nhu đến tận cùng của sự nôn nao, như cơn say sóng. “Em sắp bằng tuổi cô rồi đấy!”, hắn lẩm bẩm một câu vô nghĩa. “Thì sao?”. Tôi hỏi hắn. “Thì em sắp được quyền yêu cô”. “Học trò thần kinh”, tôi lại muốn cốc đầu hắn. “Để rồi xem”.

Mùa thu năm sau hắn lại về, nhưng suốt cả mùa xuân, hạ, đông trước khi hắn về, chúng tôi đều trò chuyện trên mạng. “Mùa thu ở Canada rất đẹp, lá vàng rơi nhiều hơn, kỳ lạ hơn, xôn xao hơn, nhớ nàng hơn”. Hắn đã cướp đi khoảng cách 5 năm tuổi để thay vào đó cách xưng hô bằng vai phải lứa. Tôi không đủ kiên nhẫn tranh cãi với hắn về cách xưng hô. Tôi kệ hắn. “Vắng tớ, nàng có ngoại tình với ai không?”. Hắn hỏi, tỏ vẻ rất chân thành. “Ngoại tình với mùa thu, có được không”. “Không được, thằng cha đó rất lãng mạn, không thể tin. Chỉ nên ngoại tình với hắn khi có tớ, như hôm nay”. Hắn cười, dịu như chiếc lá thu đậu nhẹ xuống mặt nước hồ.

“Chỉ một mùa thu nữa thôi, đừng yêu ai, nhớ đấy”. Hắn lại dặn trước khi rời mùa thu Hà Nội để đi xa. Tôi không hiểu sao mình có thể phớt lờ mọi tình ý của những người trẻ tuổi để cứ thế bước từng bước trong thanh xuân đơn lẻ. Vì hắn! Đôi khi tôi giật mình với sự thừa nhận từ chính trái tim mình. Dù vô tình hay hữu ý thì tôi vẫn đang đợi hắn.

Cho đến khi hắn về thật, vào một ngày lạnh nhất trong năm: “Anh đã nói rồi, thế nào em cũng phải đợi anh về”, hắn nói thế trong khi giữ bàn tay tôi lọt thỏm trong bàn tay hắn, đủ ấm trong cái lạnh.

Có một mùa đông đi qua thu, tôi với hắn ngồi tựa vai nhau bên ghế đá bờ hồ, như một bức tranh ngọt ngào khắc trong sương lạnh. Tôi đã từng nghĩ hắn đủ ấm áp để cùng tôi đi qua tuổi thanh xuân rực nắng.

Nhưng tình chưa đủ ấm đã tan như mây, khi mẹ hắn đến tìm tôi, đầy sự đạo mạo: “Cháu có bao giờ nghĩ đến việc nó sẽ bỏ cháu hoặc chạy theo một cô gái khác trẻ đẹp tương xứng hơn không?”. Đương nhiên, tôi đã từng nghĩ nhiều đến điều đó, chỉ là tôi không bao giờ thừa nhận vơí chính mình. Tôi từng an ủi mình rằng hắn là rất chung tình, và tình yêu không có khoảng cách. Thế nhưng khi những câu nói của mẹ hắn thốt ra cứ xoáy vào đầu tôi mỗi ngày, cho đến lúc tôi không đủ can đảm để đối diện với hắn.

“Em đừng hối hận đấy nhé!”. Lần thứ 10 tôi nói chia tay, hắn vẫn nói câu đó, nhưng tôi biết, hắn đã mệt. Hắn không đi tìm tôi nữa, chỉ treo một dòng trạng thái trên facebook: “Thôi cứ để em đi, để anh biết em có đủ yêu mà quay về”.

Mấy tháng trôi qua, tôi cập nhật hình ảnh với bạn trai mới, hắn nhắn: “Anh ta đắc tội gì mà phải yêu em thế?”. Tôi không trả lời hắn.

Mấy năm sau, tôi với hắn như thể rơi vào một khoảng không gian lãng quên. Hắn là giảng viên đại học, tôi là giáo viên dạy công nghệ ở trường trung học. Tôi nghĩ hắn đã quên tôi, có thể hắn đã có bạn gái hoặc mẹ hắn đã kiếm cho hắn một cô gái phù hợp. “Thế cũng tốt, dù sao cũng không có một cái kết đẹp khi mình yêu hắn”, tôi tự an ủi.

Từ đó, tôi hay đọc những baì viết về chuyện tình “phi công lái máy bay” trên các trang báo mạng. Tôi tiếc nuôí cho mình khi thấy họ hạnh phúc. Giá như ngày ấy mình can đảm hơn. Nhưng rôì hầu hết những chuyện tình tưởng như “vượt thơì gian” ấy lại tan tành mây khói với hàng tỷ lý do, tôi lại được thể an ủi mình: “May mà xưa không cố yêu hắn, nếu không thì cũng như họ thôi”.

Có đến hàng tỷ lý do vì sao sẵn sàng buông tay dù vẫn còn yêu say đắm. Nhưng chỉ có một lý do để không ngừng yêu hắn, là vì không ai có thể thay thế hắn trong tim tôi. Bởi thế, hắn là người muốn yêu mà không được, muốn quên mà không thể.

Hắn không bao giờ xa tôi quá lâu. Vài tháng, hắn lại nhắn một cái tin, như kiểu nhắc nhở tôi rằng nếu không yêu hắn thì là tôi đã đối xử tệ với trái tim mình. “Đừng để nhớ anh quá, tim em sẽ xảy ra sự cố đấy”. Nhưng tôi biết, nhiều lúc hắn cũng không còn đủ tự tin để chắc chắn rằng tôi chưa quên hắn.

Năm ngoaí, tôi thấy hắn đăng ảnh cưới trên facebook, tôi nằm khóc suốt một ngày, nhưng chiều tôí đã thấy hắn gỡ ảnh đi. Dù là thế nhưng việc hắn lấy vợ vẫn là thật, dù có đăng ảnh cươí hay không. Tôi nhắn cho hắn: “Để ảnh đấy cũng không làm ai đau lòng đâu mà phaỉ xóa vội đi”. Hắn bảo: “Anh xóa đi vì tự anh cảm thấy đau lòng”. Câu trả lời của hắn phút chốc làm đau tôi.

Từ đó đến nay, tôi và hắn không trò chuyện. Hắn lặng im như một ngày mùa đông không gió. Lặng như đáy hồ. Cho đến khi tôi nhắn cho hắn: “May mà ngày xưa tớ đủ can đảm để rời xa cậu, khóc khi còn trẻ còn hơn khóc khi đã đầy nếp nhăn nhỉ. Trông sẽ kinh khủng lắm”. Hắn nhắn lại ngay lập tức: “Yêu anh em sẽ không bao giờ phải khóc”.

Đó là ngày hôm nay, mùa thu của hôm nay.

Tôi lặng im. Hắn tiếp tục: “Chúng ta đã xa nhau, thử nghiệm cảm xúc của mình với ngươì này hay người kia, chỉ để tìm ra câu trả lời…. Anh hy vọng ngày hôm nay em đã tìm thấy…”.

Hắn đến tìm tôi, sau bao nhiêu mùa thu, với hàng tỷ chiếc lá rơi để đổi rời sang kiếp khác. “Câu trả lời của em là gì?”. Hắn hỏi. “Một người đàn ông đã có vợ, muốn câu trả lời thế nào đây?”. “Vì em mà anh phaỉ làm chú rể chạy trốn trước hôn lễ”. Hắn cười méo xệch. “Câu trả lời của em là gì?”. Hắn nhắc lại. “Để tôi… để… em nghĩ đã”. “Nghĩ lâu thế đủ rồi, đừng để anh đợi cho đến lúc anh già hơn em”.

Hắn kéo tôi sát lại. Tôi với hắn ngồi tựa vai nhau bên ghế đá bờ hồ, như một bức tranh ngọt ngào khắc trong hoàng hôn. Tôi nghĩ hắn đủ lớn để cùng tôi đi qua những buổi hoàng hôn của tôi và hắn….

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động