Trở thành cán bộ công đoàn cần những tố chất gì?

(LĐTĐ) “Nếu ai có được nhiệt huyết, bản lĩnh, hết lòng vì người lao động, rèn luyện, trau dồi thêm cho mình khả năng đối thoại, thương lượng, chia sẻ, thuyết phục - hãy đi làm cán bộ công đoàn (CĐ). Nếu như chưa có những phẩm chất ấy thì vào CĐ phải rèn luyện, trau dồi được như thế, mới có thể theo đuổi và thành công trong sự nghiệp làm một cán bộ CĐ”. Đó là lời khuyên của ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam với cán bộ CĐ tương lai.
tro thanh can bo cong doan can nhung to chat gi Cán bộ Công đoàn tương lai trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng
tro thanh can bo cong doan can nhung to chat gi Sơ khảo Hội thi cán bộ công đoàn cơ sở giỏi năm 2019
tro thanh can bo cong doan can nhung to chat gi Tập huấn nghiệp vụ tư vấn pháp luật cho cán bộ công đoàn

Công đoàn không đơn giản là “4h”

Cán bộ CĐ tương lai trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ cần có những tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực như thế nào? Làm thế nào để thực hiện tốt chức năng hàng đầu của tổ chức CĐ là đại diện, chăm lo, bảo vệ người lao động?.

tro thanh can bo cong doan can nhung to chat gi
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổ chức ILO và cán bộ CĐ tiêu biểu truyền cảm hứng cho cán bộ CĐ tương lai.

Đó là lý do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Cán bộ CĐ tương lai trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng”. Hoạt động trên nằm trong khuôn khổ Dự án Khung khổ Quan hệ Lao động mới (NIRF cấu phần Nhật Bản) - tăng cường chức năng đại diện của CĐvà người sử dụng lao động của ILO tại Việt Nam.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, mục đích hướng tới của diễn đàn là để sinh viên Trường Đại học Công đoàn và nhưng bạn trẻ khác - thế hệ cán bộ CĐ tương lai - được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với những cán bộ CĐ tiêu biểu các cấp.

Theo ông Chang Hee Lee: “Hiến chương của ILO được thông qua vào năm 1919 đã khẳng định rằng: Nền hòa bình phổ quát và lâu dài chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở công bằng xã hội.

Chỉ khi nào tất cả chúng ta nỗ lực bằng công việc của mình, giúp xây dựng một xã hội công bằng và phẩm chất của người lao động được tôn trọng, sự công bằng cũng được tôn trọng, chỉ như thế chúng ta mới được sống trong một thế giới hài hòa và ổn định”.

Thông qua diễn đàn, các diễn giả truyền cảm hứng về lý tưởng và nghề nghiệp cho sinh viên, cùng bàn thảo về những tiêu chuẩn và phẩm chất mà người cán bộ CĐ thời kỳ mới cần có. Bên cạnh đó, diễn đàn cũng là dịp tuyên truyền về sứ mệnh, tầm nhìn, của Tổng LĐLĐ Việt Nam trong bối cảnh mới; sứ mệnh và tầm nhìn của ILO về phong trào công nhân và CĐ quốc tế cũng như những đóng góp của CĐ Việt Nam và ILO cho tiến bộ và công bằng trong lĩnh vực lao động tại Việt Nam.

Từ thực tế hoạt động, ông Hồ Sỹ Lĩnh - Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Điện tử Foster (Bắc Ninh) chia sẻ: Với cán bộ CĐ cơ sở, công tác CĐ chỉ là kiêm nhiệm bên cạnh công việc chuyên môn. Bởi vậy, nếu không có nhiệt huyết, tình yêu thực sự thì khó có thể làm được.

Dẫn chứng thêm về việc bảo vệ thành công 1 đoàn viên suýt bị chấm dứt về hợp đồng lao động và phạt đền bù thiệt hại lên đến tiền tỷ do làm hỏng thiết bị của doanh nghiệp trong quá trình vận hành, ông Lĩnh nhấn mạnh: Cán bộ CĐ phải thực sự “vào cuộc”, lắng nghe chia sẻ từ người lao động, và “đứng” trên cả phương diện người sử dụng lao động để có những phân tích, đánh giá, bảo vệ người lao động trên nguyên tắc “có lý, có tình”.

Trao đổi về kỹ năng, phẩm chất, năng lực cần có của một cán bộ CĐ trong tương lai, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng: Cán bộ CĐ, không chỉ đơn thuần là một cán bộ phong trào như mọi người vẫn nghĩ, hoặc chỉ quanh quẩn với 4h (hiếu, hỉ, hát hò). Ngoài bản lĩnh, cán bộ CĐ còn phải như một chuyên gia về đối thoại, thương lượng và tư vấn. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, cán bộ CĐ càng cần phải trau dồi, học hỏi, đổi mới mình, đặt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ người lao động lên hàng đầu.

Vì thế, theo ông Ngọ Duy Hiểu, “nếu ai có được nhiệt huyết, bản lĩnh, hết lòng vì người lao động, rèn luyện, trau dồi thêm cho mình khả năng đối thoại, thương lượng, chia sẻ, thuyết phục - hãy đi làm cán bộ CĐ. Nếu như chưa có những phẩm chất ấy thì vào CĐ phải rèn luyện, trau dồi được như thế, mới có thể theo đuổi và thành công trong sự nghiệp làm một cán bộ CĐ”.

Làm thể nào để trở thành “thủ lĩnh”CĐ?

Kiểm nghiệm qua 17 năm gắn bó với tổ chức CĐ, hoạt động tại địa phương trọng tâm về phát triển công nghiệp của cả nước, có số đoàn viên hơn 750.000 người, đứng thứ hai cả nước sau TP Hồ Chí Minh, bà Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương khẳng định: “Nghề cán bộ CĐ là nghề rất đặc biệt và hấp dẫn”.

Theo bà Hạnh, để trở thành “thủ lĩnh CĐ cơ sở”, trước hết phải được sự tín nhiệm, bầu chọn của đoàn viên, người lao động (NLĐ) khi đó cán bộ CĐ sẽ thể hiện được giá trị của bản thân mình. Bởi cán bộ CĐ không phải là làm việc vì cá nhân mình, mà làm việc vì tập thể đoàn viên, người lao động đã tín nhiệm mình.

Những gì cán bộ CĐ làm đều hướng tới những điều tốt đẹp hơn cho đoàn viên và NLĐ, hướng tới sự bình đẳng, tiến bộ và công bằng xã hội.Điều hạnh phúc của một cán bộ CĐ, theo lý giải của bà Hạnh là trong hoạt động CĐ, khi làm được điều gì đó cho NLĐ như tăng giá trị bữa ăn ca, được thêm giờ nghỉ, thêm tiền thưởng... sẽ cảm thấy rất hạnh phúc, bởi niềm hạnh phúc đó có nhiều người được thụ hưởng.

Chia sẻ về phương pháp tiếp cận và “xử lý khủng hoảng”, bà Hạnh nhớ lại: Năm 2018, trước tình thế các đối tượng xấu kích động, lôi kéo công nhân lao động (CNLĐ) trên địa bàn tỉnh Bình Dương (hơn 1 triệu người) xuống đường phản đối dự án Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, tổ chức CĐ rất bối rối. Làm thế nào CNLĐ hiểu đúng, đừng nghe theo những lời xúi giục, kích động từ những đối tượng xấu.

“Cái khó ló cái khôn”, trong bối cảnh đó, lập tức LĐLĐ tỉnh thiết lập kênh thông tin giữa các cấp CĐ trong tỉnh qua mạng xã hội zalo, nghe đóng góp từ cán bộ CĐ, thống nhất đi đến hai giải pháp: Soạn tin nhắn, thông qua Bộ Thông tin Truyền thông nhắn tới toàn thể thuê bao của nhân dân trên địa bàn tỉnh, để ai cũng có thể tiếp cận thông tin chính thống, không nghe theo, không làm theo những điều kích động xấu.

Đặc biệt, đích thân bà Trương Thị Bích Hạnh soạn Thư ngỏ, thu âm, gửi đi toàn hệ thống CĐ cơ sở, phát thanh để đoàn viên, CNLĐ đều tiếp cận được; phát trên Đài Phát thanh của các xã, phường, thị trấn, tỉnh để nhân dân, người thân của CNLĐ nắm được. Hiệu quả từ sự vào cuộc quyết liệt và kịp thời trên là một số địa phương tình hình diễn biến rất phức tạp, nhưng tại Bình Dương tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội rất ổn định. Sau thành công đó, hiện nay, LĐLĐ tỉnh Bình Dương sử dụng rất hiệu quả kênh thông tin qua mạng xã hội, để xây dựng kênh thông tin, triển khai nhanh, hiệu quả các hoạt động của mình tới cơ sở và NLĐ.

Dẫn ra những gương tiêu biểu là “thủ lĩnh” CĐ Việt Nam như lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, Tôn Đức Thắng và một số lãnh tụ tiêu biểu trong phong trào công nhân và hoạt động CĐ quốc tế - những người sẵn sàng đứng ra đấu tranh, vì việc làm, đời sống của nhóm lao động yếu thế, ông ông Chang Hee Lee - Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam nhấn mạnh: Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trải qua 90 năm lịch sử rất đáng tự hào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho người lao động – đây là tổ chức lâu đời nhất ở Việt Nam. Còn ILO là cơ quan lâu đời nhất (năm nay kỷ niệm 100 năm thành lập) trong hệ thống của Liên hợp quốc. Điều này cho thấy, vấn đề đấu tranh, bảo vệ người lao động diễn ra trên toàn cầu, chứ không phải chỉ riêng một quốc gia nào.

Nói về vai trò của một “thủ lĩnh” CĐ, ông Chang Hee Lee cho rằng: Mỗi người chúng ta đều phải làm việc (dù có thể bạn là nhân viên, cán bộ nhân sự, công nhân...), quá trình làm việc đều có thể nhận thấy có những điều chưa đúng tại nơi làm việc của mình… Sẽ có những vấn đề các bạn sẽ nhận thấy như: Cùng làm một công việc nhưng thu nhập của lao động nữ thấp hơn lao động nam; cùng một công việc nhưng nữ giới lại bị “sa thải” khi ở tuổi trung niên…

Thế giới hiện thực vẫn còn những điều chưa tốt đẹp như mong muốn, vẫn có những vấn đề đang tồn tại – vậy “thủ lĩnh” CĐ tương lai hãy biết quan tâm không chỉ đến bản thân mình, mà cả những người đồng nghiệp của mình. Lao động, việc làm là vấn đề trung tâm với bất kỳ xã hội nào, khi nào NLĐ chưa được hưởng sự công bằng, bình đẳng thì trong xã hội không có sự công bằng và bình đẳng. “Chúng ta hãy tập hợp, đoàn kết, hãy quan tâm đến NLĐ, nói lên tiếng nói của NLĐ để cùng xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng.”, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam khuyến nghị.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động