Tràn lan nước uống gắn mác “tinh khiết”, biết đâu thật, giả!

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) đang làm “nóng” nghị trường Quốc hội, thì mới đây, Chi cục ATVSTP Hà Nội cho biết đã phát hiện và xử lý 13/61 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai và nước đá dùng liền vi phạm ATVSTP. Điều này cho thấy, việc quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn còn bị buông lỏng.
biet dau that gia Hà Nội: Còn 79 công trình vi phạm quy định an toàn cháy nổ
biet dau that gia Nhiều vi phạm về PCCC ở các chung cư: Cần xử lý nghiêm

Trăm hoa đua mở

Đến hẹn lại lên, vào mỗi mùa nắng nóng, khi nhu cầu tiêu thụ nước tinh khiết của người dân có dấu hiệu tăng mạnh, thì cũng là thời điểm một số cơ sở sản xuất, cung cấp nước uống tinh khiết kém chất lượng lại “bung” hàng ra thị trường, khiến người tiêu dùng rơi vào “ma trận” nước tinh khiết.

biet dau that gia
Cần tăng cường mức xử phạt hạn chế tình trạng nước uống đóng chai kém chất lượng trên thị trường.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bên cạnh một số loại nước đóng chai đã có thương hiệu như: Aquafina, Lavie, Dasani…thì trên thị trường hiện tồn tại rất nhiều loại nước đóng chai với thương hiệu khác nhau như: joy, PAT, CaWa, HT, Apolo, ATLATA…khiến nhiều người tiêu dùng không thể phân biệt đâu là sản phẩm đảm bảo chất lượng và sản phẩm nào kém chất lượng. Bên cạnh chưa kể đến việc nhiều loại nước uống đóng chai còn có tên gần giống với các sản phẩm có thương hiệu như: Lavia, Dasana, Aquaroma...

Ngoài thương hiệu, nhãn mác, giá thành cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Ví dụ với nước uống đóng chai Lavie có dung tích từ 19 lít nước, sẽ có giá bán giao động từ 50 – 60.000 đồng. Tuy nhiên, với các loại nước đóng chai khác như: CaWa, HT, PAT…với bình đựng nước có dung tích tương đương, thì giá bán giao động chỉ từ 10 – 20.000 đồng/bình. Thậm chí, nhiều người tiêu dùng còn cho rằng, nếu ở gần các cơ sở sản xuất nước uống, giá đổi nước chỉ từ 6 -7.000đồng/bình 19 lít.

“Tôi không biết hiện nay có bao nhiêu loại nước uống đóng chai đạt chất lượng, vì trên thị trường xuất hiện rất nhiều thương hiệu, nhiều sản phẩm khiến chúng tôi không biết đâu mà lựa chọn. Trong khi đó, trên các nhãn mác sản phầm đều có ghi đầy đủ thông tin về chỉ tiêu chất lượng, cơ sở sản xuất…Nhưng liệu nguồn nước trong bình đóng chai có đạt đúng theo tiêu chuẩn ghi ngoài bao bì hay không, thì người tiêu dùng chúng tôi không thể kiểm tra được”, anh Tiến ở Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm) bày tỏ.

Trước sự lo ngại của người tiêu dùng về vấn đề các chỉ số chất lượng trên bao bì, các chuyên gia trong ngành thực phẩm cho rằng, để phân biệt nước uống đóng chai đạt chuẩn và không đạt chuẩn khá dễ dàng. Bên cạnh việc phân biệt bằng cảm quan (nhìn bằng mắt) như nhãn mác, thương hiệu, địa chỉ cơ sở sản xuất, số điện thoại hoặc mã truy xuất nguồn gốc…Thì trên các nhãn mác sản phẩm thường ghi khá đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng về tiêu chuẩn hóa lý như: Nitrit (NO2) =< 3Mg/l); Nitrat =<50Mg/l; Mangan (Mn) =<0.4 Mg/l; Cl =<5 Mg/l. Đây là một trong các chỉ tiêu chính, đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn, ngoài ra còn có các chỉ tiêu về iso, chỉ tiêu về lượng vi sinh…

Mức xử phạt vẫn quá nhẹ

Với việc thị trường nước đóng chai bùng nổ, nhưng chất lượng của các loại nước đóng chai trên thị trường như thế nào? đạt chuẩn ra sao? thì không phải người tiêu dùng nào cũng có thể nhận biết, ngoài các tiêu chí đã ghi trên nhãn mác. Để rồi, nhiều người đành phải sử dụng sản phẩm nước đóng chai trong sự nghi ngờ về chất lượng và sự nghi ngờ ấy không phải không có cơ sở. Bởi theo thông tin từ Chi cục ATVSTP Hà Nội, từ đầu năm 2017 đến nay, trong tổng số 61 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai và nước đá dùng liền được quản lý, cấp phép hoạt động thì đã phát hiện và xử lý 13 cơ sở sản xuất vi phạm các điều kiện về ATVSTP, mức xử phạt lên đến gần 100 triệu đồng.

Trước đó, cuối năm 2016, trong đợt triển khai công tác thanh, kiểm tra ATVSTP lần thứ 2 tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai và nước đá dùng liền trên địa bàn T.P Hà Nội, Chi cục ATVSTP Hà Nội cũng đã tiến hành kiểm tra 40 cơ sở sản xuất và phát hiện 13 cơ sở vi phạm ATTP, đồng thời tiến hành xử phạt hành chính với số tiền gần 54 triệu đồng…Nhiều cơ sở vi phạm đã bị công khai danh tính trên phương triện truyền thông đại chúng. Các lỗi vi phạm chủ yếu vẫn là: thiếu trang thiết bị sản xuất, bảo hộ lao động, phương tiện rửa và khử trùng chưa đạt chuẩn; sản phẩm tem, nhẵn không đúng quy định…

Trước chia sẻ của ông Phong có thể nhận thấy, việc xử phạt đã xử phạt và công khai danh tính cơ sở sản xuất nước đóng chai và nước đá dùng liền cũng đã được các cơ quan quản lý thực hiện. Tuy nhiên, sản phẩm nước đóng chai kém chất lượng hiện vẫn tràn lan ngoài thị trường và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng. Trách nhiệm của các cơ quan đã rõ, nhưng trách nhiệm đến đâu và xử lý vấn đề đó như thế nào thì vẫn chưa được các cấp chính quyền nêu rõ. Trước vấn đề này nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng chế tài chưa đủ mạnh?. Đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này, Luật sư Đào Đăng Sơn (luật sư TP Hà Nội) cho rằng, theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định, thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về tiêu chuẩn khi cung cấp nước ăn, nước sinh hoạt là chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe.

“Mức xử phạt trong trường hợp vi phạm với các hành vi trên, cao nhất cũng chỉ là 20 triệu đồng. Đây là mức xử phạt quá nhẹ, bởi lợi nhuận của nó mang lại rất cao. Trong khi đó, hệ lụy để lại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thì không thể tính nổi. Theo tôi, để hạn chế vấn đề này cũng như ngăn chặn tình trạng các cơ sở sản xuất chui, nhỏ lẻ, kém chất lượng đưa sản phẩm ra thị trường. Thì bên cạnh việc vào cuộc sát sao của các cơ quan chức năng, cũng cần phải tăng cường các biện pháp cưỡng chế, cũng như xử lý nghiêm khi phát hiện các trường hợp vi phạm: tăng mức xử phạt vi phạm, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự nếu sự việc xảy ra quá nghiệm trọng”, ông Sơn cho hay.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Hà Nội phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Hà Nội phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

(LĐTĐ) Với thông điệp “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, chiều 14/3, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức “Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động