Tội phạm tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) dành cả ngày 12/9 để nghe và cho ý kiến về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019. 
toi pham tham nhung van dien bien phuc tap Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải xử lý nghiêm tội phạm tham nhũng
toi pham tham nhung van dien bien phuc tap Tội phạm tham nhũng tiếp tục gia tăng
toi pham tham nhung van dien bien phuc tap Kỳ 6: Những điểm mới về tội phạm tham nhũng

Tỷ lệ phá án cao, nhưng tính chất ngày càng nghiêm trọng

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày Báo cáo tóm tắt về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật cho biết: Năm 2019 Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường công tác nắm, dự báo tình hình, chủ động ứng phó với những tác động tiêu cực từ bên ngoài, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, duy trì hòa bình để phát triển kinh tế - xã hội.

toi pham tham nhung van dien bien phuc tap
Toàn cảnh Phiên họp

Nhờ đó đã bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, nhất là các âm mưu kích động biểu tình, gây rối, khủng bố, phá hoại. “Công tác đấu tranh trấn áp tội phạm đạt nhiều kết quả tích cực. Điều tra, làm rõ 33.470 vụ phạm pháp hình sự, đạt tỷ lệ 84,2%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Án rất nghiêm trọng đạt 90,4%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 95,2%”.

Cũng theo báo cáo của Bộ trưởng Tô Lâm, về cơ bản các vụ án nổi cộm, gây bức xúc dư luận đều được điều tra làm rõ; triệt phá 2.167 băng, nhóm tội phạm hình sự các loại; qua phòng ngừa, đấu tranh đã góp phần làm giảm nhiều loại tội phạm nghiêm trọng. Nhất là những vấn đề dư luận xã hội bức xúc như: Tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; tội phạm xâm hại trẻ em; mua bán bào thai, tội phạm cướp ngân hàng, tội phạm do đối tượng tâm thần, ngáo đá gây án...

Trên bình diện kinh tế, theo Bộ trưởng Tô Lâm, các lực lượng chức năng phát hiện 14.228 vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế, 281 vụ phạm tội, vi phạm pháp luật về tham nhũng và chức vụ. Đặc biệt, đã đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo bảo đảm đúng tiến độ; phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm góp phần răn đe vi phạm (điển hình là phát hiện vụ sản xuất xăng giả quy mô lớn trên nhiều tỉnh phía Nam).

Đồng thời, phát hiện 20.558 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, khởi tố 299 vụ, 324 bị can.Tuy nhiên tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm vẫn diễn ra phổ biến trên các lĩnh vực; tình trạng khai thác khoáng sản diễn ra rất phức tạp tại nhiều địa phương.

Trong lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn ma túy. Tập trung triển khai các giải pháp đấu tranh theo sự chuyển hướng hoạt động của tội phạm ma túy đạt được nhiều kết quả tích cực.

“Đã phát hiện 20.247 vụ, 31.464 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ trên 1 tấn heroin, gần 6 tấn ma túy tổng hợp, trên 600 kg thuốc phiện, 760kg cần sa và nhiều tang vật liên quan. Trong đó đã triệt phá được nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia thu giữ số lượng ma túy đặc biệt lớn”- Bộ trưởng Tô Lâm thông báo.

Đặc biệt, theo Bộ trưởng Tô Lâm, qua công tác đấu tranh cho thấy: Hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia tăng mạnh; thủ đoạn chủ yếu là đối tượng người nước ngoài thành lập doanh nghiệp để tạo vỏ bọc ngụy trang, lợi dụng các chính sách thông thoáng về hải quan để tổ chức vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam và đi nước thứ ba.

Hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy vẫn diễn ra phức tạp; số người nghiện tiếp tục gia tăng (trên 230.000 người nghiện có hồ sơ quản lý) là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ phạm tội nghiêm trọng; tình trạng thanh thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp trong các quán bar, nhà hàng, karaoke diễn ra phức tạp, ngày càng phát hiện nhiều dạng mới của ma túy khó kiểm soát...

Tuy nhiên, Bộ trưởng nhìn nhận mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều vụ giết người với hành vi gây án dã man, tàn bạo, nhiều vụ giết người, cố ý gây thương tích do đối tượng bị bệnh tâm thần hoặc bị ảo giác do sử dụng ma túy tổng hợp "ngáo đá" gây lo lắng trong nhân dân.

Tội phạm có tổ chức vẫn tiềm ẩn phức tạp, nhất là hoạt động núp bóng doanh nghiệp, bảo kê bến bãi, “tín dụng đen”, cầm đồ, siết nợ, đòi nợ thuê, gắn với hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Tội phạm chống người thi hành công vụ tuy giảm về số vụ, song hành vi rất manh động, liều lĩnh, coi thường pháp luật...

Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa phát huy toàn diện

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo báo cáo, trong năm 2019, công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh vào ba khâu đột phá: “không dừng”, “không nghỉ”, “không chùng xuống”.

Chính với cách làm bài bản, quyết liệt này, nhiều vụ án được mở rộng điều tra, khởi tố thêm nhiều bị can, làm rõ bản chất chiếm đoạt, tham nhũng, tiếp tục khẳng định quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, qua việc tự kiểm tra nội bộ phát hiện 19 vụ, 22 đối tượng. Qua hoạt động thanh tra đã phát hiện 48 vụ, 37 đối tượng tham nhũng và liên quan đến tham nhũng. Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 13 vụ, 30 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng.

Cơ quan điều tra đã khởi tố mới 214 vụ, 487 bị can (giảm 18 vụ, tăng 56 bị can so với cùng kỳ năm 2018); thiệt hại trên 1.028 tỷ đồng và 22.069 m2 đất; thu hồi 615.06 tỷ đồng và 11.867 m2 đất; kê biên trên 795 tỷ đồng. Đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 217 vụ, 653 bị can.

Trong đó, cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao khởi tố mới 12 vụ/16 bị can. Tòa án Nhân dân các cấp thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 344 vụ, 849 bị cáo; đã xét xử sơ thẩm 240 vụ, 517 bị cáo về các tội danh tham nhũng. Có 9 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung thân.

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong năm là 1.081.235 người; đạt tỷ lệ 99,9% so với số người phải kê khai; số bản kê khai đã công khai: 1.075.277 bản; đạt tỷ lệ 99,4% so với số bản đã kê khai; có 46 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập.

Qua việc xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện 10 trường hợp vi phạm (tăng 04 trường hợp so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, đã xử lý kỷ luật 8 trường hợp. Cũng từ đầu năm đến nay, có 21 người đứng đầu đã bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng và 2 người đang được xem xét, xử lý.

Tuy nhiên, theo Tổng Thanh tra Chính phủ, một số bộ, ngành, địa phương còn có tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý còn nhiều trường hợp thiếu điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực; bố trí người thân vào vị trí việc làm hoặc để người thân kinh doanh trong phạm vi quản lý, vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa phát huy toàn diện. Một số biện pháp hiệu quả thấp. Một số nơi, người đứng đầu chưa quan tâm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch, cung cấp thông tin trong hoạt động các cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ.

Về nhiệm vụ năm 2020, Chính phủ tiếp tục xác định phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ như tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng về công tác phòng chống tham nhũng; tập trung xử lý nghiêm khắc, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

H.P- N.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.

Tin khác

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để các cơ quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

(LĐTĐ) Ngày 27/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo đã nêu rõ 5 kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị chuyên đề để xem xét, cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng; trong đó có nội dung về quy hoạch, điều chỉnh đầu tư công, công tác cán bộ.
Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Ngày 26/3, lãnh đạo thành phố Hà Nội chủ trì giao ban quý I/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy với tổng số 523 điểm cầu và hơn 8.000 đại biểu từ Thành phố xuống các phường, xã, thị trấn.
Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Chia sẻ với báo Lao động Thủ đô, đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết, Đoàn thanh niên Thành phố đã và đang triển khai 3 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xây dựng nên thế hệ thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động