Tiền lương, thu nhập và sức mua xã hội

(LĐTĐ) Cuối cùng thì ngày 11/7/2019 vừa qua, Hội đồng tiền lương quốc gia đã thống nhất phương án mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ tăng 5,5 % so với mức lương năm 2019.
tien luong thu nhap va suc mua xa hoi Gia nhập Công ước số 98 ILO góp phần nâng cao năng suất lao động và thu nhập
tien luong thu nhap va suc mua xa hoi Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh, đảm bảo tốt hơn điều kiện làm việc và thu nhập
tien luong thu nhap va suc mua xa hoi Giá trị xuất khẩu lớn, lương - thu nhập vẫn thấp

Tạm hài lòng

Đại diện của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nói: “Mong muốn của người lao động và tổ chức công đoàn lớn hơn mức 5,5%, tuy nhiên vì muốn chia sẻ với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh để có điều kiện tiếp tục chăm lo cho người lao động, vì vậy chúng tôi tạm hài lòng”.

Được tin này, hàng chục triệu công nhân lao động cả nước hết sức vui mừng vì sẽ có thêm một khoản thu nhập trong năm tới.

tien luong thu nhap va suc mua xa hoi
Năm 2020 mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm 5,5% so với mức lương tối thiểu vùng năm 2019

Tuy nhiên đằng sau câu chuyện tăng lương tối thiểu này cũng còn nhiều vấn đề phải bàn. Tiền lương và thu nhập của người lao động có liên quan hữu cơ với nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, đời sống tiêu dùng. Tùy theo mức trượt giá hàng năm, nhiều năm qua người lao động đều đặn được tăng lương bình quân từ 5% - 6%/năm song nếu lạm phát thực tế tăng nhanh hơn tiền lương thì việc tăng hàng năm này không còn nhiều ý nghĩa nữa.

Ở nước ta, đầu tư xã hội, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa là 3 trụ cột quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội. Riêng về tiêu dùng nội địa, có ý nghĩa hai mặt khi vừa góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa cải thiện đời sống người lao động. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ, tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm 2019 đạt mức tăng trưởng 11,5% so với cùng kì năm trước.

Đó là một điểm đáng phấn khởi, tuy nhiên chúng ta chưa thể bằng lòng với việc nâng lương để cải thiện đời sống theo định kì hàng năm như hiện nay cũng như mức tăng trưởng của tiêu dùng xã hội hàng năm vẫn còn khiêm tốn.

Theo đánh giá của Ban Quan hệ lao động - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam: “Hiện 69% công nhân lao động không có đủ tiền để trang trải cho sinh hoạt của mình, 31% nói họ không tiết kiệm được gì từ tiền lương”. Qua số liệu trên có thể khẳng định rằng, phần lớn người lao động hiện nay đều có mức lương dưới mức chuẩn để đủ sống, họ đang phải vật lộn với công việc để nuôi sống bản thân và gia đình.

Nhiều người rơi vào vòng xoáy nợ nần, sống nghèo nàn, không có điều kiện chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Không đủ điều kiện chi trả học hành cho con cái, nhìn rộng ra các nước khác cho ta thấy, mức lương tối thiểu trung bình của Việt Nam là 3,34 triệu đồng, chỉ bằng 37% mức lương sàn châu Á và bằng 64% mức lương của Liên minh Lương đủ sống toàn cầu tính cho Việt Nam. Do vậy công nhân lao động buộc phải làm thêm giờ để tăng thu nhập từ 11-16% hàng tháng, mặc dù họ không muốn làm thêm.

Trong khi đó, công nhân khi đi chợ chủ yếu mua mớ rau, đậu phụ… ở các chợ dân sinh, nơi đó giá cả dễ chịu hơn song cũng rất nhiều rủi ro về chất lượng hàng hóa và thực phẩm. Sống trong nhà trọ không đảm bảo những điều kiện tối thiểu để duy trì sức khỏe dài lâu cho mình và gia đình, họ mua sắm quần áo rẻ tiền, kém chất lượng để dùng, từ thu nhập còn khó khăn, nhiều người không có tiền dự phòng cho những lúc ốm đau, hoạn nạn xẩy ra. Hầu như ít được đi vui chơi và chi tiêu cho giải trí công cộng.

Trên thực tế hiện nay cũng có một số người lao động được may mắn làm việc ở một số doanh nghiệp có sức mạnh về nhiều mặt nên đời sống thu nhập có khá hơn các khu vực khác. Tuy nhiên, những may mắn này không phải là phổ biến.

Sức mua sẽ được cải thiện?

Xét về sức mua xã hội, yếu tố cầu của nền kinh tế cho ta thấy, nếu được quan tâm đúng mức, đảm bảo được mức sống tối thiểu thì chắc chắn sức mua ở thị trường nội địa Việt Nam sẽ được cải thiện, không phải 10% - 11% như bình quân hiện nay mà có thể đạt mức tăng từ 14% - 15% hàng năm. Một khi tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ được cải thiện thì sản xuất có cơ hội mở rộng và ngày càng phát triển. Đây là mối quan hệ hữu cơ và rất biện chứng giữa tiền lương, thu nhập và sản xuất tiêu dùng xã hội.

Ở nước ta về lâu dài, người lao động cần được đãi ngộ theo xu hướng ngày càng được cải thiện, trước hết là được bù đắp để tái sản xuất giản đơn cho bản thân mình. Nếu chúng ta kéo dài tình trạng như hiện nay mà tiền lương thu nhập không đủ sống tối thiểu, sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy cho bản thân và gia đình họ đồng thời cho cả xã hội. Sức khỏe họ ngày càng giảm sút và phải dừng lao động khi còn đang ở độ tuổi làm việc. Nghĩ sâu xa hơn, đó là những gia đình này sẽ không sinh ra những đứa con khỏe mạnh cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Chính vì vậy, phải đặt ra một cách nghiêm túc việc đảm bảo tiền lương và thu nhập cho những thành viên lao động trong xã hội, nếu được quan tâm đúng mức chắc chắn họ sẽ có đủ sức sáng tạo, nhiều sáng kiến sẽ được nảy sinh.

Trong khi đó, lập luận của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong Hội đồng tiền lương về việc: “Nếu tăng lương quá nhanh thì sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản xuất các sản phẩm, làm suy giảm sự cạnh tranh” vì vậy VCCI chỉ đề nghị tăng 3% lương, khác xa với mức 8% mà Tổ chức Công đoàn Việt Nam đề nghị.

Suy nghĩ đó có phần đúng nhưng chưa thật đầy đủ bởi vì: Nếu lương và thu nhập của người công nhân không đủ sống tối thiểu thì lâu dài lấy đâu ra đội ngũ lao động cường tráng để làm việc trong các doanh nghiệp. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, cần phải được coi trọng và đối xử đặc biệt. Tổ chức Công đoàn Việt Nam – đại diện cho công nhân và lao động cần phải có những chính kiến rõ ràng để bảo vệ lợi ích tối thiểu cho người lao động.

Các chính sách và luật pháp có liên quan đến công nhân và lao động được ban hành cần chặt chẽ minh bạch. Theo hướng tạo điều kiện cho công nhân và giới chủ doanh nghiệp có những thương lượng bàn bạc một cách thấu đáo và hợp lý, hợp pháp để vừa có lợi cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vừa quan tâm đến đời sống người lao động một cách thỏa đáng.

Nghị quyết 27 của BCH TW khóa XII đã ghi rõ: “Đến năm 2020, mức lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của bản thân họ và gia đình” Vấn đề ở đây là tìm những giải pháp thực hiện mục tiêu của Đảng ta trong thời gian tới một cách sớm nhất để chăm lo một “nguồn vốn” quý nhất của mọi thời kì của một xã hội phát triển và văn minh, cũng chính là đáp ứng lòng mong mỏi của công nhân và lao động cả nước hiện nay và trong tương lai.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tin khác

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động