Thương nhớ Tết...

(LĐTĐ) Có người sẽ nhớ Tết vào lúc tờ lịch đầu tiên của tháng Chạp rơi xuống. Có người nhớ Tết lúc chiếc giỏ đi chợ của Má một sớm kia có ít kiệu, ít gừng… chuẩn bị nguyên liệu để làm dưa món, bánh mứt… Nhưng cũng có người, như mình, nhớ Tết vào nửa đêm về sáng của ngày đón Giao thừa, lúc mà cả nhà trải chiếc chiếu ra, cùng nhau ngồi xuống gói những đòn bánh tét…
Ấm áp Tết sum vầy Tân Sửu 2021 ngành Xây dựng Hà Nội Chọn quà Tết ý nghĩa tặng mẹ cha

Cái khoảng nửa đêm về sáng của ngày 30 ấy, khi mình còn bé, cả nhà lục đục bày ra nếp, đậu xanh, thịt ba rọi ướp sẵn, rồi lá chuối, sợi lạt… còn mình thì ngủ khò. Nhưng đâu đó giữa những lần giật mình tỉnh giấc, lại chớp chớp mắt nhìn Ba Má cùng các anh ngồi gói bánh, tay ai cũng thoăn thoắt còn miệng thì cười nói phân công nhau từng công đoạn gói trước khi bánh thành hình hài hoàn chỉnh.

Thương nhớ Tết...
Tranh minh họa

Lớn lên một chút, mình bắt đầu giúp cho Má trong việc dùng một chiếc khăn sạch lau từng tàu lá chuốimua về, xong mang lên trên mái tôn phơi dưới cái nắng mật của mùa Xuân. Chỉ sau một buổi nắng như thế là mang xuống, cho lá mềm đi, rồi mang vào nhà sắp xếp thành từng chồng gọn gàng. Riêng sợi lạt thì dùng dao chẻ nhỏ từng sợi dài, xong cuộn lại từng bó ngắn ngâm vào thùng nước, giúp cho sợi lạt ngậm nước mềm hơn, dễ dàng cho việc buộc đòn bánh… Còn lại thì thường khâu ngâm đậu xanh rồi xát vỏ hay ngâm nếp, ướp thịt ba rọi thì phần lớn đều tự tay Má làm để đảm bảo cho hương vị đúng chuẩn cả nhà đã ăn bao năm.

Ngày đó, nhà nghèo và Tết thì món gì cũng phần lớn tự tay Má làm. Món làm nhiều nhất cũng vất vả nhất, vì cả nhà ai cũng phụ vào một tay, chính là gói bánh tét. Nhà đến 9 người, có mỗi Má là phụ nữ. Thế nên như một “hạm đội ăn uống” thành ra bánh tét gói ít thì cũng 30 – 40 đòn bánh. Bánh gói kỹ, để lâu được nên không chỉ ăn trong Tết mà cả sau Tết. Vừa tiện lợi lại cũng vừa ít tốn kém, chỉ cần thêm một chén dưa món nhỏ nữa là mỗi sáng cả nhà có bữa ăn đầy đủ và ngon miệng.

Thường cứ nửa đêm trước ngày 30 Tết là nhà bắt đầu gói bánh, cho đến khoảng 3h – 4h sáng ngày cuối cùng của năm cũ mới xong. Hồi đó, cả nhà cũng hay ưu tiên gói thêm 2 – 3 đòn bánh nhỏ cỡ bắp tay em bé, để cho đứa con Út là mình có thể dễ ăn lúc cắt ra từng khoanh nhỏ vừa miệng. Những đòn bánh xinh xắn ấy chủ yếu chỉ có nếp và đậu xanh, do hay gói gần cuối nên vét nguyên liệu còn bao nhiêu thì gói bấy nhiêu.

Công đoạn cực nhất sau khi gói bánh thuộc về các anh trai. Bày ra giữa khoảnh sân trước nhà 3 cục đá lớn làm bếp, cùng cái nồi to bắc lên trên, đổ nước ngập nồi… Rồi cứ thế cả nhà luân phiên cho củi vào nấu từ sáng sớm cho đến gần tối mịt, cứ cạn nước lại châm thêm, cho đến khi bánh chín vớt ra để ráo thêm vài tiếng là có thể mang lên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên ngay trong đêm Giao thừa.

Suốt chừng ấy tháng năm, từng ấy thơ ấu, từng ấy cái Tết… Những nồi bánh tét như một phần văn hóa không thể thiếu trong gia đình. Ở đó, không chỉ là câu chuyện cả nhà quay quần nhau để gói từng đòn bánh, mà trong suốt những lúc gói bánh, nấu bánh, rồi vớt bánh ra… là những chia sẻ, những nỗi niềm và cả những dự định cả nhà nói được với nhau bằng tất cả niềm cảm thông lẫn thấu hiểu. Như kiểu một buổi trò chuyện gia đình và gói bánh, nấu bánh chỉ là chiếc cầu nối cho tất cả những điều ấy.

Về sau này, nhà có điện thường xuyên thì còn đỡ. Vì mình nhớ có năm còn rất bé, cả nhà phải thắp mấy ngọn đèn hột vịt rồi ngồi sát vào nhau mà gói vì ánh sáng có khikhông đủ. Trong cái ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu,cái gió se lạnh của miền Trung rạng sáng ngày 30, những gương mặt thân yêu cần mẫn, chăm chút cho từng đòn bánh… cùng tiếng cười nói rộn ràng – là một khuôn hình mà bạn sẽ phải nhớ mãi, vì nó đẹp một cách bình dị và ấm áp, trong trọn vẹn yêu thương.

Cuộc đời của mỗi con người sẽ có những biến cố có thể đẩy mình đi đến bờ vực của sự tuyệt vọng. Song đồng thời, cũng sẽ có những khoảnh khắc, như một con đom đóm xuất hiện giữa màn đêm, như một ngọn đèn cháy lên ở phía cuối của con đường hầm… Và lúc đó mình tin rằng chỉ cần mình bước tiếp, mình cố gắng, mình không bỏ cuộc… thì chắc chắn mình sẽ đến được với quầng sáng kia. Và với mình, hình ảnh cả nhà gói bánh tét trong đêm cận kề ngày cuối năm, luôn luôn là một quầng sáng như thế.

Dĩ nhiên, Tết bây giờ đã hiện đại hơn rất nhiều. Má cũng đã bước qua tuổi thất thập cổ lai hy, con cái đã xa nhà lập nghiệp gần hết. Ngày Tết bây giờ, gần như Má làm mỗi món thịt rọng mắm cùng món củ hành tím ngâm dấm, gửi từng nhà cho con cái, để giữ lại chút hương vị Tết truyền thống. Còn thì Má đều mua như một cách tiện lợi nhất cho những cái Tết giản đơn.

Nhiều năm rồi, nhà cũng không còn bày biện gói bánh tét. Thế nên những đêm cuối năm, có lúc lấy xe chạy loanh quanh phố xá khi về quê hoặc lúc ăn Tết ở thành phố, thấy người ta bày ra nấu bánh chưng bánh tét, lửa cháy đượm tí tách tí tách mà thấy lòng cồn cào lên một nỗi nhớ cùng nhiều niềm thương…

Nhưng dù như thế nào, mình thật may mắn khi từng có những cái Tết như thế. Những đêm rạng sáng ngày 30 nhìn cả nhà sum vầy gói từng đón bánh tét ăn Tết, như một chọn lựa không thể khác, giữa một quãng đời sống quá khó khăn, bên cạnh việc gìn giữ một tập tục văn hóa ngày Tết.

Tết năm nay, nhà ai có gói bánh tét, cho mình ghé ngồi xuống cùng nhau để được làm điều này điều kia dù là nhỏ nhoi… Để thấy Tết vẫn vẹn nguyên trong ký ức của mình, cho dù khoảng cách thời gian đã quá xa, những mất mát đã hiện hữu như không thể khác.

Nhưng chắc chắn một điều rằng, không gì có thể lấy đi trong trí nhớ và trái tim mình, hình ảnh của rất nhiều đêm trước khoảnh khắc ngày giao thừa, cả nhà ngồi cạnh nhau gói những đòn bánh tét… Những đòn bánh tét đã khiến cho cả đời này của mình đều ngập tràn thương nhớ khi nghĩ về Tết!

Nguyễn Phong Việt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Ngayf 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động". Chương trình nhằm cung cấp những kiến thức mới liên quan đến chế độ, chính sách và pháp luật lao động; đồng thời giải đáp những điều đang còn băn khoăn, vướng mắc cho đoàn viên, người lao động và bạn đọc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động