Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang lễ: Tạo sức lan toả

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang và công tác triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ và khuyến khích hỏa táng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đạt được kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy thực hiện tang lễ văn minh, tiến bộ trên địa bàn quận nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
thuc hien nep song van minh trong viec tang le tao suc lan toa Thực hiện nếp sống văn minh trong đám cưới, đám tang
thuc hien nep song van minh trong viec tang le tao suc lan toa Xây dựng người Hà Nội thanh lịch: Bắt đầu từ nếp sống văn minh nơi công cộng

Nhiều cách làm hay đạt hiệu quả cao

Phú Đô từ xã lên phường từ năm 2014, đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, dân số cơ học tăng cao. Từ mô hình quản lý nông thôn sang mô hình quản lý đô thị cần một quá trình nhất định để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân dân. Những năm trước đây, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang ở phường còn nhiều các hủ tục lạc hậu.

Khi người thân vừa qua đời, các gia đình thường tổ chức nấu cỗ nhiều ngày. Trong đám tang vẫn còn cảnh lăn đường, khóc mướn, rắc vàng mã khi đưa tang. Đặc biệt, nhắc đến hai từ “hỏa táng” trước mặt người cao tuổi được coi là điều cấm kỵ… Những tác động tiêu cực từ các hủ tục lạc hậu này đã làm ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa thanh lịch của cộng đồng xã hội, không còn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.

thuc hien nep song van minh trong viec tang le tao suc lan toa
Quận Nam Từ Liêm thường xuyên tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách hỏa táng cho nhân dân.

Nhận thức ý nghĩa sâu sắc đó, chính quyền phường đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề phối hợp với các ban ngành đoàn thể xây dựng các chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ từ phường tới các khu dân cư, tổ dân phố; đưa yêu cầu thực hiện các nội dung của việc thực hiện tang văn minh vào tiêu chí đánh giá, phân loại thi đua của chi bộ, của cán bộ, đảng viên.

Ban Công tác Mặt trận các tổ dân phố đã đến từng nhà để tuyên truyền, vận động, đưa những nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang lễ vào quy ước của làng, vào hội nghị Đại biểu nhân dân, vào chương trình Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, xây dựng và nhân rộng các điển hình tốt, phát huy sáng kiến và cách làm hay để thực hiện hiệu quả cuộc vận động.

Ông Lê Văn Chư – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Phú Đô cho biết, nhờ công tác tuyên truyền tốt, việc tang lễ trên địa bàn phường đã có những chuyển biến rõ rệt, nhiều hủ tục lạc hậu đã dần loại bỏ như: Lăn đường, dải tiền Việt Nam đồng, hạn chế việc dải vàng mã. Các hình thức phúng viếng được gọn nhẹ, trang nghiêm, không tổ chức dài ngày, không để thi hài người quá cố trong nhà quá 36 tiếng, không mở loa đài to và quá thời gian quy định.

Hầu hết, các gia đình không tổ chức làm cỗ mời khách trong đám tang; không tổ chức ăn 3 ngày như trước, một số hộ gia đình khi tổ chức cúng tuần 49 không lấy tiền đặt lễ của khách và không mời hết đầu viếng; không nhận tiền đặt lễ của các cụ từ 70 tuổi trở lên. Vận động, khuyến khích người dân thực hiện hỏa táng. Kết quả, năm 2018, trên địa bàn phường có 16/29 người mất được đi hỏa táng (đạt tỷ lệ 55,1%). Vận động được 38/41 đám giỗ thực hiện văn minh, tiết kiệm đạt 92,6%.

Tại phường Tây Mỗ, việc thực hiện tang lễ văn minh cũng là một cuộc vận động lớn và là mục tiêu phấn đấu của nhân dân nơi đây. Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố Phú Hà, Tây Mỗ cho biết, trước đây tổ dân phố Phú Hà vốn là khu tập thể quân đội M1. Năm 2008, thực hiện chủ trương của nhà nước và quân đội, bàn giao các khu tập thể quân đội về địa phương, Tổ dân phố Phú Hà được thành lập với khoảng 400 hộ dân. Đến nay, Tổ dân phố Phú Hà luôn là địa phương đi đầu toàn quận trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang lễ với nhiều cách làm hay, đạt hiệu quả cao.

Theo ông Ngọc, quá trình vận động mọi người thực hiện tang văn minh, ông luôn tâm niệm việc làm này phải đi vào thực chất. Chính việc chân tình, gần gũi với bà con lối xóm đã giúp ông rất nhiều trong công tác tư tưởng, chỉ đạo tổ chức quần chúng thực hiện có hiệu quả. Bởi thế nhiều năm qua, ông được người dân bầu làm Trưởng ban tổ chức tang lễ và Trưởng ban tổ chức đám cưới. Mỗi khi có đám hiếu, đám hỷ, ông luôn là người được dân tín nhiệm cử làm “tổng quản” điều hành mọi công việc.

Không phụ lòng tin của mọi người, ông đã đoàn kết, tập hợp nhân lực trong tổ dân phố, tổ chức thành công các đám hiếu, đám hỷ theo nếp sống mới. Ông Ngọc kể: “Mới đây, một gia đình có người thân mất ở nước ngoài, Ban Công tác Mặt trận Tổ dân phố đã đứng ra lo liệu ma chay chu đáo, phù hợp với thực tế. Tôi không thuê đội kèn, trống ầm ĩ mà dùng nhạc chọn lọc phát trực tiếp từ máy tính phát trong khuôn khổ gia đình, không làm ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng. Ban Công tác Mặt trận cũng vận động người dân sau khi mất chọn hình thức hoả táng để phù hợp với tình hình hiện nay”.

Đạt tỷ lệ 70%

Công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ và khuyến khích hỏa táng được quận Nam Từ Liêm chú trọng triển khai trong thời gian qua. Năm 2014 tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm rất thấp, đạt 36,2%. Nguyên nhân là do phong tục tập quán làng, xã thường lựa chọn hình thức chôn cất, ảnh hưởng vấn đề tâm linh và trình độ nhận thức của một số người dân còn hạn chế nên không lựa chọn hình thức hỏa táng khi có người thân qua đời.

Ông Trần Thanh Long – Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm cho biết, quận đã xác định, tập trung quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền thực hiện chính sách khuyến khích hỏa táng trên địa bàn quận để nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn, do đó, ngoài chính sách hỗ trợ của Thành phố, Uỷ ban Nhân dân quận đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích hỏa táng trên địa bàn quận giai đoạn 2016 - 2020 để hỗ trợ cho người dân có hộ khẩu thường trú tại quận Nam Từ Liêm thực hiện hỏa táng tại các cơ sở của Hà Nội với mức: 2.000.000 đồng/trường hợp người chết đưa đi hỏa táng; 6.000.000 đồng/trường hợp người chết thuộc hộ nghèo đưa đi hỏa táng ngoài chế độ hỗ trợ của Thành phố.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn đã được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức. Hàng năm, quận đã tổ chức từ 3 - 4 hội nghị để mời các đại biểu là thành viên Mặt trận Tổ quốc, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ… dự và mời báo cáo viên là các Giáo sư, Tiến sĩ có uy tín như Giáo sư sử học Lê Văn Lan, Phó giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Lan Hiền - Viện trưởng Viện Tôn giáo Học viện Hồ Chí Minh…

Vì vậy, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn đã đạt được thành tích đáng phấn khởi. Cụ thể, tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn quận các năm đạt như sau: Năm 2015, đạt 43,6%; năm 2016, đạt 51,99%; năm 2017, đạt 62,04%; năm 2018, đạt 68,89% và 6 tháng đầu năm 2019 đạt 70%. So kết quả tỷ lệ hỏa táng hiện nay với tỷ lệ cuối năm 2015 thì đã tăng 26,4%. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, quận đã hỗ trợ kịp thời cho 35 trường hợp thuộc hộ nghèo trên địa bàn đã lựa chọn hình thức hỏa táng, mỗi trường hợp 6.000.000 đồng.

Có được kết quả trong công tác thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trong thời gian qua và từ thực tế địa phương, Uỷ ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Đó là, có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ quận đến phường để tạo sự thống nhất cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hỗ trợ khuyến khích người dân thực hiện hỏa táng khi có người thân qua đời. Song song với đó, đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng, áp dụng bằng nhiều hình thức như: Trên hệ thống truyền thanh của các phường, lồng ghép vào các cuộc họp, hội nghị, các buổi sinh hoạt của các chi bộ, tổ dân phố, hội, đoàn thể; đặc biệt là Hội người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn thanh niên…

Bên cạnh đó, tăng cường sự phối hợp thường xuyên và nâng cao trách nhiệm của các phòng, ban, ngành, hội, đoàn thể của quận, Uỷ ban Nhân dân các phường trong công tác thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng, công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang trên địa bàn; thường xuyên rà soát, phân loại, đánh giá công tác triển khai thực hiện và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng, phân tích rõ nguyên nhân để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tỷ lệ hỏa táng.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động