Thúc đẩy cơ chế đối thoại trong doanh nghiệp

(LĐTĐ) Với mục tiêu cải thiện việc tuân thủ điều kiện lao động và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may và da giày, thời gian qua, Chương trình Better Work Việt Nam của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) triển khai đã đóng góp vào sự phát triển của ngành may mặc tại Việt Nam, đem lại việc làm bền vững cho hàng trăm ngàn công nhân.
thuc day co che doi thoai trong doanh nghiep Đối thoại về các vướng mắc khi triển khai Luật An toàn vệ sinh lao động
thuc day co che doi thoai trong doanh nghiep Đối thoại trực tiếp giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân
thuc day co che doi thoai trong doanh nghiep Tăng cường đối thoại để thể hiện ý Đảng hợp lòng dân

Nỗ lực cải thiện tuân thủ điều kiện lao động

Được thành lập từ năm 2009, Chương trình Better Work Việt Nam là một sáng kiến chung của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) với mục tiêu thay đổi cách làm trong ngành may mặc.

thuc day co che doi thoai trong doanh nghiep
Lao động và doanh nghiệp ngành may tham gia vào chương trình được đảm bảo việc làm và doanh thu tốt hơn.

Cụ thể, mục tiêu của Better Work là nhằm cải thiện việc tuân thủ điều kiện lao động và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may và da giày. Cách tiếp cận của chương trình thông qua dịch vụ tư vấn, đánh giá và đào tạo, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến liên tục.

Với cách tiếp cận trên, Better Work Việt Nam đã đóng góp vào sự phát triển của ngành may mặc tại Việt Nam, đem lại việc làm bền vững cho hàng trăm ngàn công nhân, giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào tăng trưởng quốc gia và thịnh vượng cho tất cả mọi người.

Theo báo cáo của chương trình, tính đến tháng 6/2019, Better Work Việt Nam đã hỗ trợ 359 doanh nghiệp với 572.600 doanh nghiệp. Chương trình đào tạo của Better Work dành cho nữ chuyền trưởng góp phần tăng năng suất thêm 22%. Tính trung bình, sau 4 năm, những nhà máy tham gia Better Work Việt Nam tăng tỷ lệ doanh thu trên chi phí nhiều hơn 25% so với lúc ban đầu.

Đáng chú ý, tỷ lệ nhà máy tham gia Better Work Việt Nam làm tăng ca vượt quá giới hạn quy định theo Luật giảm 44% trong vòng 5 năm. Đặc biệt, sau 5 năm triển khai tại Việt Nam, 97% số nhà máy tham gia Better Work Việt Nam tuân thủ việc chi trả mức lương tối thiểu theo quy định của Luật cho người lao động.

Bà Paula Church Albertson - Giám đốc Better Work Việt Nam cho hay: Nhiều tác động lớn của Chương trình Better Work toàn cầu được ghi nhận tại Việt Nam. Nghiên cứu độc lập của Trường Đại học Tufts cho thấy, tham gia vào Chương trình Better Work Việt Nam sau 4 năm, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận thêm 25%. “Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy việc cải thiện điều kiện làm việc, đem lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp”, Giám đốc Better Work Việt Nam khẳng định.

Trao đổi với phóng viên, bà Paula Church Albertson nhấn mạnh: “Better Work đã chứng minh rằng tuân thủ pháp luật lao động và đối thoại xã hội sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng tôi biến những nguyên tắc này trở thành hiện thực tại các nhà máy. Thông qua hợp tác với Chính phủ, các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động, chúng tôi xây dựng mối quan hệ đối tác với tất cả các bên, qua đó, góp phần thúc đẩy việc làm tốt hơn, doanh nghiệp tốt hơn và cuộc sống tốt hơn”.

Đại diện Better Work Việt Nam cho hay, trong giai đoạn tiếp theo, Better Work sẽ tiếp cận nhiều nhà máy hơn và đẩy nhanh sự cải thiện về điều kiện làm việc và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành may mặc. Mục tiêu của Better Work tại Việt Nam: Nâng số nhà máy tham gia Chương trình lên hơn 500 vào cuối năm 2022, gắn với việc mở rộng phạm vi địa lý của chương trình. Sự mở rộng này sẽ tăng số người lao động được tác động bởi chương trình lên gần 1 triệu người.

“Người lao động là những người trực tiếp làm việc từng giờ, từng phút tại nhà máy, nên họ có thể nhìn thấy nhiều vấn đề tại nơi làm việc, từ đó có thể chia sẻ lại với chủ doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp hiệu quả. Thông qua cơ chế đối thoại được thực hiện thường xuyên này, chủ doanh nghiệp và người lao động có cơ hội được hiểu nhau hơn. Đây là yếu tố then chốt cho mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”, Giám đốc Better Work Việt Nam cho hay.

Người lao động và doanh nghiệp cùng hưởng lợi

Tham gia vào chương trình, ông Kim Juhong - Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Viet Pan Pacific World (tỉnh Bắc Giang) cho hay: Công ty luôn chủ động trong các hoạt động cải tiến, là nhờ có sự tham gia thường xuyên và tích cực của tổ chức Công đoàn và người lao động trong Ban Tư vấn cải tiến doanh nghiệp.

Qua đó, uy tín doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, số lượng công nhân, sản lượng, doanh thu của công ty ngày một tăng. Đó là những lợi ích nổi bật mà Chương trình Better Work mang lại cho doanh nghiệp. Ông Kim Juhong dẫn chứng, nếu như năm 2018, số lượng công nhân tại công ty là 4.540 người thì đến năm 2019 đã tăng lên 4.821 người. Sản lượng sản phẩm năm 2018 là 5.273.307 đến nay đã tăng lên 6.032.747 sản phẩm. Tương ứng với đó, doanh thu tăng từ 25.485.620 đô la năm 2018 lên 28.133.919 đô la năm 2019.

Hơn 1 năm được tham gia vào Ban Tư vấn Cải tiến doanh nghiệp theo chương trình Better Work, điều khiến chị Nguyễn Thị Ba - công nhân Bộ phận Cắt xưởng 1 Công ty TNHH Viet Pan Pacific World tự hào nhất là mình được đào tạo, cập nhật nhiều kiến thức về Luật Lao động, an toàn vệ sinh lao động, có thể tự tin trình bày ý tưởng cải tiến sản xuất trước tập thể. Và đặc biệt, có khả năng thu thập và chuyển tải ý kiến của người lao động tới Ban lãnh đạo công ty, góp phần tăng năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn.

Không chỉ riêng chị Ba, mà nhiều công nhân lao động tham gia vào chương trình đều nhận thấy sự trưởng thành khi họ được nói lên tiếng nói của mình, bày tỏ quan điểm của mình, cùng đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cũng mang lại lợi ích cho chính mình.

Theo Better Work Việt Nam, ngành may mặc tại Việt Nam hiện đang rất phát triển, ước tính có khoảng gần 6.000 nhà máy dệt và may, tạo ra hơn 2,5 triệu lao động hàng năm, trong đó hơn 80% lao động ngành may là nữ giới. Hầu hết số lao động ngành may đều là người trẻ và đến từ các vùng nông thôn. Từ năm 2009, Better Work Việt Nam đã hợp tác với người lao động, chủ doanh nghiệp, và Chính phủ nhằm cải thiện điều kiện lao động và thúc đẩy tính cạnh tranh trong các doanh nghiệp dệt may.

Cụ thể: Với người lao động, lợi ích nhận thấy rõ là chương trình giúp ngăn chặn việc lạm dụng Hợp đồng thử việc và các Hợp đồng lao động không mang tính bảo vệ khiến người lao động rơi vào tình trạng việc làm không ổn định. Cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn: Thời giờ làm việc, chế độ phúc lợi, bảo hiểm xã hội, thai sản, làm thêm giờ. Tác động tích cực đến cơ hội giáo dục con em người lao động thông qua việc làm tốt hơn cho người lao động, để từ đó họ có khả năng chi trả học phí cho con em họ cao hơn và đảm bảo cuộc sống tốt hơn.

Với doanh nghiệp, chương trình không chỉ giúp cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn, mà còn đạt được lợi nhuận cao hơn. Theo nghiên cứu, những nhà máy cung cấp điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động, sẽ có mức lợi nhuận cao hơn 8% so với đối thủ. Điều này cho thấy được mối liên hệ giữa điều kiện lao động tốt hơn và lợi nhuận cao hơn theo thời gian.

Ngọc Lan

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Cơ hội tiếp cận với nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo chuyên sâu

Cơ hội tiếp cận với nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo chuyên sâu

(LĐTĐ) Với sự tham gia của 46 đơn vị, doanh nghiệp trên toàn bộ hệ thống Sàn Giao dịch việc làm Hà Nội, mang tới 2.265 chỉ tiêu tuyển dụng; cùng với 21 đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp tuyển dụng tại Học viện Phụ nữ, Ngày hội việc làm - chuyên đề việc làm bán thời gian diễn ra ngày 2/4 thực sự là cơ hội tốt cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động