Thu kinh phí công đoàn: Vẫn còn khó khăn

Xác định thu kinh phí, đoàn phí CĐ là một nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, các cấp CĐ Thủ đô đã tập trung nhiều giải pháp cho công tác này với kết quả thu luôn đạt và vượt dự toán. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác thu kinh phí, đoàn phí CĐ, nhất là thu kinh phí CĐ ở  DN ngoài nhà nước (NNN) chưa có tổ chức CĐ vẫn còn nhiều khó khăn. 
Thu kinh phí công đoàn: Cần xử phạt doanh nghiệp chây ỳ
Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí công đoàn
Tín hiệu vui trong thu kinh phí công đoàn

Đi tìm nguyên nhân

Theo Ban Tài chính LĐLĐ thành phố, 9 tháng năm 2015 kết quả thu kinh phí CĐ đạt 69,7%, đoàn phí CĐ đạt 70,5%. Công tác thu kinh phí CĐ tại các doanh nghiệp chưa có tổ chức CĐ cũng có nhiều chuyển biến tích cực, tính đến 15/9/2015, số kinh phí thu được đạt 78% dự toán. Bà Nguyễn Thị Đông, Ủy viên ban Thường vụ, Trưởng ban Tài chính LĐLĐ thành phố, đánh giá, kết quả này thể hiện sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của các cấp CĐ Thủ đô. LĐLĐ các quận, huyện, thị xã đã tích cực tuyên truyền, vận động doanh nghiệp thực hiện trích nộp kinh phí CĐ theo Luật Công đoàn sửa đổi năm 2012, và Nghị định 191 của Chính phủ; đồng thời áp dụng nhiều biện pháp như tăng cường phối hợp với các phòng chức năng (thuế, Bảo hiểm xã hội...) kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, Luật CĐ, qua đó đốc thúc các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính CĐ.

Thu kinh phí công đoàn: Vẫn còn khó khăn
Đôn đốc, hướng dẫn DN thực hiện trích nộp kinh phí CĐ thông qua việc kiểm tra liên ngành là biện pháp được nhiều LĐLĐ quận, huyện áp dụng

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo phản ánh của các cán bộ CĐ, công tác thu kinh phí, đoàn phí CĐ hiện còn rất nhiều khó khăn. Ông Phạm Văn Dàng, Chủ tịch LĐLĐ huyện Phú Xuyên, cho biết: Trên địa bàn huyện Phú Xuyên không có cụm doanh nghiệp và các doanh nghiệp lớn mà tập trung chủ yếu các doanh nghiệp quy mô nhỏ, mang tính chất gia đình. Có những doanh nghiệp chỉ có 5 hoặc 7 đoàn viên, sản xuất, kinh doanh không ổn định; thậm chí có doanh nghiệp chỉ có cái tên, còn địa điểm và hoạt động sản xuất, kinh doanh không rõ ràng khiến CĐ rất khó khăn trong việc tiếp cận để tuyên truyền, vận động, đốc thúc nộp kinh phí CĐ. “Có những doanh nghiệp chúng tôi không muốn đến vì xác định ngay từ đầu là có đến cũng không đạt kết quả, bởi số lượng đoàn viên quá ít, doanh nghiệp lại khó khăn trong sản xuất, kinh doanh”, ông Dàng nói. Tương tự, theo ông Lê Thanh Hùng, Chủ tịch LĐLĐ huyện Mê Linh, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh là doanh nghiệp gia đình, quy mô nhỏ, số lượng đoàn viên ít gây khó khăn trong việc phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS và thu kinh phí CĐ. Đây cũng là khó khăn mà nhiều LĐLĐ quận, huyện gặp phải.

Ngoài những khó khăn trên, nhận thức hạn chế và thái độ thiếu hợp tác của không ít chủ doanh nghiệp cũng là cản trở lớn cho công tác thu kinh phí, đoàn phí CĐ. “Có được một cuộc gặp với giám đốc rất khó. Có những doanh nghiệp, cán bộ CĐ phải hẹn đi, hẹn lại, hoặc trực tiếp xuống doanh nghiệp nhiều lần vẫn không thể làm việc được với chủ doanh nghiệp. Thậm chí doanh nghiệp còn chủ động làm công văn xin không trích nộp kinh phí CĐ vì hoạt động doanh nghiệp quá khó khăn”, ông Lê Thanh Hùng chia sẻ. Ông Hùng cũng cho biết thêm: "Hiện nay chưa có các chế tài bắt buộc các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp phải thực hiện, nếu các đơn vị cố tình chây ỳ, CĐ cũng không thể làm được gì". Còn theo ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch CĐ các KCN và CX Hà Nội, mức xử phạt các doanh nghiệp chây ỳ không trích nộp kinh phí CĐ hiện còn thấp, chưa đủ sức răn đe.

Ảnh hưởng quyền lợi người lao động

Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai ký kết chương trình phối hợp với ngành thuế, coi đây là công cụ hiệu quả trong thực hiện thu kinh phí, đoàn phí CĐ; nghiêm túc thực hiện phân cấp thu tài chính CĐ đúng theo tinh thần Quyết định 270/QĐ-TLĐ. Các đơn vị, bên cạnh việc hoàn thành dự toán kinh phí năm 2015 phải sớm xây dựng dự toán năm 2016 trong đó có căn cứ vào việc điều chỉnh lương tối thiểu năm 2016 sẽ được thực hiện từ đầu năm tới.

Theo quy định của pháp luật, tài chính CĐ (bao gồm kinh phí CĐ, đoàn phí CĐ và các nguồn thu khác), sẽ được dùng để triển khai các hoạt động CĐ, trong đó có chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ. Việc thất thu hoặc chỉ thu ít kinh phí CĐ, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nguồn tài chính phục vụ các hoạt động phong trào, chăm lo NLĐ.

Để giải quyết những khó khăn trong việc thu kinh phí CĐ, góp phần chăm lo, bảo vệ tốt hơn cho NLĐ, các cán bộ CĐ cho rằng, tổ chức CĐ cấp trên cơ sở cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền để cán bộ CĐCS và chủ doanh nghiệp nắm vững những quy định của pháp luật; nhất là Luật Công đoàn, NĐ 191/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính CĐ, giúp cán bộ CĐCS và chủ DN hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện đóng kinh phí CĐ. Việc kiểm tra, đối chiếu quỹ lương các cơ sở và kiểm tra công tác quản lý tài chính, đôn đốc thu kinh phí CĐ cũng là biện pháp quan trọng. Đặc biệt, cán bộ CĐ kiến nghị, các cơ quan ban ngành chức năng cần sớm có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các DN cố tình chây ỳ, vi phạm nhiều lần việc trích nộp kinh phí CĐ. Nhiều cán bộ CĐ đề xuất, LĐLĐ thành phố cần công khai danh sách, xây dựng quy trình thực hiện việc khởi kiện các doanh nghiệp cố tình chây ỳ không đóng kinh phí CĐ ra tòa án.

Phát biểu tại hội nghị giao ban công tác tài chính CĐ quý III năm 2015 do LĐLĐ thành phố tổ chức mới đây, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ thành phố, khẳng định: Công tác tài chính CĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động CĐ, nếu thất thu hoặc tỷ lệ thu kinh phí, đoàn phí CĐ đạt thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động CĐ vì vậy, dù khó khăn đến mấy, các cấp CĐ Thủ đô cũng phải quyết tâm thực hiện tốt công tác này. Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến chỉ đạo các cấp CĐ Thủ đô cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài chính CĐ, trong đó phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục làm cho chủ doanh nghiệp hiểu việc trích nộp kinh phí CĐ là thực hiện quy định của pháp luật, đồng thời cũng để chăm lo NLĐ trong chính doanh nghiệp của mình, từ đó tự giác, tích cực thực hiện.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…

Tin khác

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.
Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức và phương pháp hoạt động cần thiết để vận dụng vào công tác thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho 227 Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/4), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ); Tháng Công nhân năm 2024; biểu dương “Công nhân giỏi” năm 2024 và tuyên dương phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

(LĐTĐ) Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục truyền thống trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa luôn được gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động do đó đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức “Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân năm 2024”. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động cao điểm thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động cũng như quan tâm chăm lo, hướng về lực lượng công nhân lao động trên địa bàn Thủ đô.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

(LĐTĐ) Trong quý 2/2024, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.
LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hoá) đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho 150 cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Xem thêm
Phiên bản di động