Thông điệp không để ai bị bỏ lại phía sau

(LĐTĐ) Để bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội trước những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 lên cuộc sống của hàng triệu lao động, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết thông qua gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng giúp đỡ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid -19. 
thong diep khong ai de lai phia sau Cộng đồng doanh nghiệp “mong ngóng” tiếp cận gói hỗ trợ
thong diep khong ai de lai phia sau VFF sẽ nhận được 500.000 USD từ gói hỗ trợ của FIFA
thong diep khong ai de lai phia sau Hà Nội “gấp rút” tìm người gặp khó khăn do dịch Covid-19 để hỗ trợ

Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các địa phương đã “gấp rút” rà soát, lập danh sách các đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng.

Thời điểm này, đã có nhiều người lao động nhận được hỗ trợ từ gói ý nghĩa này, song cũng còn nhiều người lao động mong muốn sớm được nhận tiền hỗ trợ để họ vượt qua khó khăn trong mùa dịch. Chị Đỗ Thị Mùi, lao động tự do ở phố Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), bộc bạch: “Trước đây hai vợ chồng làm ở bãi giữ xe cũng có đồng ra đồng vào, nhưng từ khi dịch bệnh, chẳng ai mướn, cuộc sống trở nên khó khăn, chi tiêu chỉ dám hà tiện khoảng 70.000 - 80.000 đồng/ngày. Tôi nghe tổ dân phố phổ biến, chúng tôi được trợ cấp 1 triệu đồng/tháng thật tuyệt vời quá”.

thong diep khong ai de lai phia sau
Những nhóm đối tượng khó khăn sẽ được nhận gọi hỗ trợ an sinh xã hội.

Chị Nguyễn Mai Hương, công nhân may ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết doanh nghiệp thiếu nguyên liệu, ngừng sản xuất nên chị nghỉ không lương và còn nuôi 2 con nhỏ. “Tôi cũng nghe được thông tin nhà nước sẽ có hỗ trợ những người lao động nghỉ việc không lương. Số tiền hỗ trợ không lớn nhưng cũng là sự chia sẻ đối với những người lao động khó khăn kinh tế như chúng tôi”, chị Hương chia sẻ.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Hùng (quê Phú Thọ) đang ở trọ tại xã Đông Dư, (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cũng không có việc làm. Cả 2 vợ chồng anh Hùng xuống Hà Nội để mưu sinh và làm cùng nghề, nuôi con nhỏ 2 tuổi. Thời gian qua thực sự là chuỗi ngày khó khăn với gia đình anh. Mới đây, gia đình anh đã được địa phương lập danh sách để thụ hưởng trợ cấp an sinh xã hội của Nhà nước.

Thành phố Hà Nội đã cơ bản rà soát xong một số nhóm đối tượng dự kiến được hỗ trợ trong gói an sinh xã hội. Theo đó, tổng số người dự kiến được hỗ trợ là hơn 1,48 triệu người với số tiền dự kiến hỗ trợ gần 3.534 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, đây mới chỉ là danh sách rà soát bước đầu, sau khi có hướng dẫn cụ thể từ các Bộ, ngành, Hà Nội sẽ tiến hành rà soát lại để sàng lọc đối tượng, và tránh bỏ sót.

Khi thiết lập được danh sách chính thức, chính quyền cơ sở sẽ niêm yết công khai để mọi người dân trong cộng đồng dân cư đều có thể giám sát, bảo đảm chính sách hỗ trợ đến đúng người, đúng đối tượng, minh bạch, khách quan.

“Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo có chính sách đặc thù cho một số đối tượng như giáo viên mầm non ngoài trường công lập, đối tượng không bảo hiểm y tế…nằm ngoài gói an sinh xã hội để có hỗ trợ riêng”, ông Dân cho biết thêm.

“Tôi phấn khởi lắm, mong muốn sớm được xem xét nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước. Số tiền hỗ trợ của Chính phủ lúc này chính là phao cứu sinh cho người nghèo chúng tôi, có thêm nguồn lực vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra”, anh Hùng bộc bạch.

Làm nghề “xe ôm”, hộ ông Ngô Văn Q, sinh năm 1961 ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, đã dừng chạy cả tháng nay. Nhớ nghề do ở nhà lâu, rảnh việc ông cứ mang xe ra lau chùi mong đến ngày được đi làm trở lại.

Ông Q bảo, cuộc sống hiện tại đang phải trông chờ vào ít tiền tích góp trong thời gian qua. Vì vậy, việc Chính phủ có gói hộ trợ cho người nghèo là rất có ý nghĩa và nhân văn giúp cho nhiều gia đình vượt qua cơn bĩ cực từ dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Tổ trưởng tổ dân phố số 4, phường Đống Mác (quận Hai Bà Trưng), hiện nay phường đã lập xong danh sách người lao động tự do đang bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19.

“Khi lập xong danh sách những người thuộc diện nhận trợ cấp theo Nghị quyết của Chính phủ, chúng tôi sẽ niêm yết công khai tại nhà văn hóa cho người dân tự đối chiếu, xem xét và có ý kiến. Chúng tôi cam kết làm công tâm, đúng người đúng đối tượng để tiền hỗ trợ của Chính phủ đến đúng tay đối tượng, phát huy được tác dụng”, ông Thắng cho hay.

Tổng mức hỗ trợ của Chính phủ cho người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 khoảng 62.000 tỷ đồng. Trong số này, ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng, gồm 22.000-23.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và 13.000-14.000 tỷ từ ngân sách địa phương.

Đối tượng: Người có công với cách mạng; hộ nghèo, cận nghèo; lao động tự do, mất việc nhưng chưa được nhận trợ cấp thất nghiệp; hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, ngừng kinh doanh từ 1/4; lao động mất việc từ 14 ngày trở lên; doanh nghiệp khó khăn tài chính.

Không chỉ người lao động vui mừng và hy vọng sớm nhận được tiền từ gói an sinh xã hội của Chính phủ mà nhiều đơn vị doanh nghiệp nhỏ cũng đang mong “chiếc phao cứu sinh” này để vượt qua khó khăn.

Ông Hoàng Văn Khảm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Rau, quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ, hiện đơn vị cung cấp rất nhiều sản phẩm rau, củ, quả an toàn vào hệ thống siêu thị và một số bệnh viện, trường học lớn của Hà Nội.

Tuy nhiên, nhiều cơ sở giáo dục phải tạm ngừng hoạt động nên đối tác cung ứng của Hợp tác xã có xu hướng giảm. Nếu như trước sản lượng cung ứng là 2,5 – 3 tấn rau, củ quả/ngày thì nay chỉ còn 2 tấn rau, củ, quả/ngày. Ông Khảm hiện cũng rất mong đợi những hỗ trợ thiết thực từ phía cơ quan quản lý nhà nước để phát triển sản xuất.

Theo báo cáo của Chính phủ, ở nước ta hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, một bộ phận người lao động phải ngừng việc, dừng hợp đồng lao động không hưởng lương hoặc thất nghiệp.

Ước tính sơ bộ, cả nước có 19% doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô; 98% lao động ngành du lịch, dịch vụ nghỉ việc; 78% lao động ngành vận tải, giày da, dệt may bị giảm việc, giãn việc hoặc ngừng việc; 98% lao động ngành hàng không tạm nghỉ việc.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, hàng triệu người lao động đã, đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên. Đồng thời, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng lớn tới các đối tượng yếu thế khác như đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo… Trong tháng 4 và tháng 5/2020, nếu dịch Covid-19 chưa được khống chế, đẩy lùi, thì cả nước có khoảng 2 triệu người lao động bị ngừng việc hoặc mất việc làm...

Do đó, gói an sinh xã hội của Chính phủ là “cứu cánh” trực tiếp cho người nghèo, người yếu thế, người lao động... chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nói cách khác gói hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội, đồng thời thể hiện cam kết một Chính phủ hành động.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 19/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát thuốc miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động