Thờ tổ nghề: Nét đẹp văn hóa tri ân

(LĐTĐ) Thờ tổ nghề là thái độ đẹp, là lối sống đẹp, biểu hiện của lòng biết ơn, tri ân đối với người đã khai sáng một nghề giúp cho cộng đồng nâng cao đời sống, thay đổi vị thế, trường tồn với thời gian. Hàng năm, ở Việt Nam, tại các đình làng trên khắp cả nước hàng ngàn lễ hội tôn vinh tổ nghề diễn ra, tạo nên một nét văn hóa dân gian đẹp đẽ của người Việt.
tho to nghe net dep van hoa tri an Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc nhìn đạo Hiếu

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hoàng Khôi, dân tộc ta hàng ngàn năm nay cùng với nghề nông là cơ bản, đã có rất nhiều nghề thuộc nhiều lĩnh vực như ngư nghiệp, lâm nghiệp, thủ công, mỹ nghệ… những nghề ấy đã đảm bảo cuộc sống trường tồn cho các tầng lớp nhân dân và đến nay vẫn đang trực tiếp phục vụ cho nhiều nhu cầu trong đời sống.

tho to nghe net dep van hoa tri an
Nhiều lễ hội liên quan đến giỗ tổ nghề diễn ra hàng năm. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Cho đến nay, theo thống kê một cách chưa đầy đủ về ngành nghề xưa, có khoảng 130 vị tổ sư, từ Tổ bách nghệ là Thánh Tản Viên cho đến những vị Tổ nghề khác như Mẹ Âu Cơ – Tổ nghề nông, Yang Xri - mẹ lúa, Sằn Nông - thần nông nghiệp, Nga Áp - Tổ nghề nuôi vịt, Lang Khấm Dậm – Tổ nghề rượu, Lang Liêu 0 bánh chưng, Thần Đồng Cổ - tổ đúc đồng, Bà chúa sành – tổ nghề gốm, Lỗ Ban – Tổ nghề mộc, Đăng Buồm – Tổ nghề sông nước, Tuệ Tĩnh – Tổ nghề thuốc Nam…

Những bậc tổ sư này có người có tiểu sử, nhưng cũng có những ngành nghề không tìm được xuất xứ rõ ràng. Để có thể hình dung về những đấng sáng tạo mà mình tôn thờ, người dân sẵn sàng tìm viện trợ ở những kho tàng thần thoại hoặc tìm cách thần thoại hóa để tăng phần thiêng liêng cho sự tôn vinh.

Nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Đức Tố Lưu: Nước ta có lịch sử phát triển hơn bốn nghìn năm, là một trong những nước có nền văn hóa lâu đời nhất trên thế giới. Trong tiến trình lịch sử nhân dân ta đã trải qua nhiều nấc thang tiến bộ xã hội.

Mỗi nấc thang là một bước tiến về khoa học công nghệ, tức là hiểu biết và cách thức chúng ta sử dụng các tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cuộc sống con người.

“Nghề” chính là những kiến thức khoa học kỹ thuật đó. Tổ nghề là những người đã khai sáng, phát kiến, giúp xã hội chúng ta bước đi những bước dài hơn, vững chắc hơn, tự chủ hơn trong lịch sử. Mỗi vị tổ nghề do đó đánh dấu một mốc phát triển quan trọng của xã hội Việt theo chiều dài lịch sử.

Cây có cội, nước có nguồn, quá khứ không phải là điều đã qua và hết, lịch sử là một đất nước, một dân tộc như phần rễ cây chìm trong đất, không nhìn thấy nhưng lại quyết định khả năng vươn cao của cây. Rễ có sâu, có to thì thân và cành lá mới xum xuê vững chãi. Nền văn minh chói ngời của cha ông một thời soi đường cho cả thiên hạ là sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy con cháu ngày nay sốc tới. Thờ tổ nghề, thờ tổ tiên là tìm lại di sản tinh thần và trí tuệ của cha ông để lại cho chúng ta hôm nay.

Tuy nhiên, dù các vị tổ nghề có lung linh trong những ánh hào quang mà con cháu tạo dựng thì thực chất họ vẫn là những người rất thực, có cuộc đời thực ngay giữa cộng đồng. Ví như vị Tổ bách nghệ là Thánh Tản Viên (còn gọi là Sơn Tinh) qua truyền thuyết dân gian đã dạy dân từ việc trồng cây, đánh cá đến các môn võ nghệ, múa hát… được khẳng định là con của ông Nguyễn Cao Hạnh và bà Đinh Thị Điền ở động Lăng Xương bên bờ Sông Đà.

Thần có tên là Nguyễn Tuấn, lấy công chúa Ngọc Hoa, con vua Hùng Duệ Vương. Sau khi được truyền ngôi, Nguyễn Tuấn chỉ làm vua 3 năm rồi về núi Tản dạy dân làm ăn sinh sống, ông được dân tôn là Thánh Tản Viên. Theo truyền thuyết, Thánh Tản Viên đã dạy dân làm lúa, làm ruộng, mở lễ hội, săn bắn, kéo vó, luyện võ, dệt lụa, múa hát…

Người dân biết ơn vị tổ nghề bằng cách tổ chức lễ hội, bởi vậy trong lễ hội bao giờ cũng có ghi thức cúng giỗ trang trọng, gắn với một đặc điểm nào đó gần gũi với nghề mà vị tổ nghề đã dạy. Chẳng hạn trong lễ cúng Tản Viên người dân chọn con cá to nhất và phải có 99 cái đuôi cá lớn dâng lên để tỏ lòng biết ơn thánh Tản Viên đã dạy dân kéo vó, bắt cá…

Hay ở ngay trong phố cổ Hà Nội, Đình Kim Ngân nằm ở Hàng Bạc và thờ ông tổ nghề chạm bạc họ Lưu, nhân dân không chỉ thờ tổ nghề chạm bạc, còn gửi lòng tri ân đến bậc tiền nhân là Tổ Bách nghệ - vị tổ của trăm nghề.

Truyền thống tri ân là một nét đẹp truyền thống của các thế hệ con dân Việt, từ lâu, ca dao tục ngữ đã có câu: “Nghĩa người ta để lên cân/ Bên vàng nặng ít, bên cân nặng nhiều”, “Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi”, hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Bởi thế, là người Việt dù ở đâu cũng đều có chung khuynh hướng là thiên về thờ tổ.

Không chỉ thờ tổ tiên gia đình mà còn thờ các vị Tổ mà họ sùng bái. Đây là nét đẹp văn hóa mà trên thế giới chỉ có số ít dân tộc có khuynh hướng này. Chính bởi nếp sống dân tộc trọng đạo hiếu mà chúng ta mới có thể lưu truyền đến ngày nay và trong việc thờ kính tổ tiên, thờ kính những vị tiền thân khai quốc dựng nước giúp dân trở thành nét đẹp chung của dân gian.

Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đức Lưu đã nói: “Tổ nghề chính là những người mang vị thế vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. Mỗi một nghề được phát kiến, truyền bá và phổ cập, xã hội tiến một bước tiến vững vàng tự chủ hơn theo chiều dài lịch sử”.

Ngày nay, từ việc nghiên cứu các di sản văn hóa cụ thể như đình, đền, miếu, di tích, di vật còn lại cho đến việc nghiên cứu sâu hơn các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng, các loại hình văn hóa nghệ thuật, các phong tục tập quán, những lời nhắc nhở răn dạy đã đi vào đời sống dân tộc qua nhiều ngàn năm lịch sử, có thể thấy cách mà người Việt thể hiện lòng hiếu kính đối với tổ tiên vô cùng đặc biệt. Tổ nghề, không ai khác, chính là tổ tiên, cha ông, là cội nguồn của mỗi người dân trong nấc thang phát triển khoa học kỹ thuật mà dân tộc đã đi qua.

Theo tiến sỹ Nguyễn Vi Khải, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, việc thờ cúng tổ nghề gắn với bảo tổn phát triển làng nghề, phố nghề là định hướng đến giá trị đạo lý không chỉ uống nước nhớ nguồn mà ở cung bậc cao hơn thế là hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ, giá trị sống nhân văn hơn.

Mối quan hệ giữ làng nghề, phố nghề và tục thờ tổ nghề là quá trình lan tỏa các giá trị văn hóa nghệ thuật bao gồm nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật, hội họa, văn hóa ẩm thực vùng miền,…Mối quan hệ này là quá trình vừa lan tỏa vừa tích hợp không gian di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Việt tồn tại hàng ngàn năm, đã kết tụ trong dân, tạo thành một không gian Làng nghề - Phố nghề - Lễ hội hướng về nguồn cội yên bình.

Mỗi năm, tại các làng nghề đều có ngày hội hay giỗ tổ để tôn vinh vị tổ sư đã truyền dạy lại nghề cho làng, tất nhiên không bao giờ thiếu những nén nhang thành kính dâng lên vị Tổ Bách nghệ của cả dân tộc. Khi hạnh phúc hay lúc khó khăn, những lễ hội luôn tràn đầy lòng kính ngưỡng biểu thị cho một sức sống bền bỉ. “Cha mẹ cho vàng không bằng người chỉ đàng đi buôn”, tâm thức của người Việt là vậy, tri ân đến người đã chỉ cho mình một con đường để tự lao động, tự làm ra của cải hơn là việc được cho của cải.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động