Bài dự thi: “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, Thành phố hòa bình”

Thiết thực lan tỏa tình yêu Hà Nội

(LĐTĐ) Tiếp tục tham gia cuộc thi viết: “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô Anh hùng, Thành phố hòa bình” do Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội phát động, báo Lao động Thủ đô tiếp đăng sáng kiến với chủ đề: “Thiết thực lan tỏa tình yêu Hà Nội” do Tổ Công đoàn Ban chuyên san của báo Hà Nội mới dự thi.
Đẹp tinh khôi sắc trắng hoa lê rừng giữa phố phường Hà Nội
Nữ sinh Đại học Hà Nội đăng quang Nữ sinh viên thanh lịch Thủ đô năm 2019

Lan tỏa tình yêu Hà Nội

Cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi” do Báo Hànộimới phát động đến nay đã đi qua được nửa chặng đường. Hàng chục bài viết chất lượng cao được chọn đăng tải trên ấn phẩm Hànộimới hằng ngày (ra ngày chủ nhật) và Hànộimới Cuối tuần, sau đó được đăng tải trên báo Hànộimới Điện tử (www.hanoimoi.com.vn), đã giúp người đọc chạm đến những tầng văn hóa đồ sộ của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thiết thực góp phần lan tỏa tình yêu Hà Nội, để mỗi chúng ta thấy thêm tự hào và trân quý hơn vùng đất này. Được phát động chiều 24-10-2019, đúng ngày kỷ niệm 62 năm báo Hànộimới hằng ngày ra số đầu tiên (24/10/1957 – 24/10/2019), Cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi” là hoạt động thiết thực của Báo Hànộimới nhằm hướng tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2020).

thiet thuc lan toa ti nh yeu ha no i
Quang cảnh lễ phát động.

Phát biểu tại buổi lễ phát động, nhà báo Nguyễn Hoàng Long - Tổng Biên tập Báo Hànộimới, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi” đã nhấn mạnh: Trong suốt chiều dài lịch sử 11 thế kỷ của mình,Thủ đô Hà Nội đã xác lập vị thế một vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ nhân tài bốn phương để chung tay bồi đắp, kiến tạo nên một Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội sừng sững rạng ngời trong lịch sử dân tộc, để cho hôm nay chúng ta có một Hà Nội ngàn năm kinh kỳ văn hiến, trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần, bản sắc Việt Nam. Trong cuộc vận động không ngừng nghỉ đó, dù còn nhiều bộn bề, gian khó nhưng như một quy luật tất yếu, Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục kết tinh những vẻ đẹp, phẩm chất văn hóa, hội tụ nhân tài nhiều vùng đất, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, không ngừng lan tỏa các giá trị tốt đẹp của Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô của “lương tri và phẩm giá con người”, Thành phố Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình tới với người dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Với tinh thần đó, cuộc thi đã và đang tạo ra sân chơi bổ ích cho những người viết chuyên nghiệp và không chuyên, là người Việt Nam ở trong và ngoài nước hay người nước ngoài ở Việt Nam để cùng thể hiện tình yêu Hà Nội. Và như Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng chia sẻ tại lễ phát động, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm về chính trị, văn hóa, giao lưu quốc tế, vì thế việc tổ chức cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi” là sự kiện rất có ý nghĩa, nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Thông qua cuộc thi này và nhiều hoạt động kỷ niệm mà Thành phố tổ chức, Ban Tổ chức sẽ khơi dậy tình yêu, niềm tự hào của người Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung với Thủ đô ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh…

Trong bối cảnh cả nước cùng Thủ đô hướng tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, có thể nói việc tổ chức cuộc thi thực sự là một ý tưởng sáng tạo, của Báo Hànộimới nhằm góp phần bồi đắp, lan tỏa những giá trị của Thăng Long- Hà Nội nghìn năm tuổi, Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình. Cuộc thi cũng là hoạt động nối tiếp truyền thống của Báo Hànộimới trong việc tạo ra những sân chơi thú vị cho độc giả, trên nền tảng của những cuộc thi viết mà Báo Hànộimới đã tổ chức rất thành công trước đó, đặc biệt là Cuộc thi viết “Cả nước cùng Thủ đô hướng tới 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” được tổ chức trong 10 năm từ 2001 đến 2010…

Khơi gợi những mạch nguồn

Từ khi cuộc thi được phát động, hàng trăm bài báo của rất nhiều cây bút, của cả những tác giả chuyên và không chuyên, đủ mọi ngành nghề, lứa tuổi, ở khắp mọi miền đất nước đã liên tục được gửi đến Báo Hànộimới. Trong số đó, Ban Tổ chức đã lựa chọn những tác phẩm có chất lượng cao để đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Hànộimới. Người đọc có thể bắt gặp ở các bài dự thi một bức tranh văn hóa Hà Nội vừa có bề dày truyền thống mang tính sử liệu, vừa lấp lánh sinh động những câu chuyện của đời sống hôm nay. Đó có thể là những cảm nhận của một nhà nghiên cứu về những nét xưa Hà Nội trong cuộc sống hôm nay, hay cái nhìn thấu đáo của một kiến trúc sư về nét đẹp riêng có của đô thị Hà Nội, cũng có khi là những ghi chép về làng nghề, phố nghề, về những làng quê ngoại thành có truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật... hay những sáng tạo mới đang ngày càng làm đẹp, làm giàu hơn Thăng Long - Hà Nội...

Theo nhà báo Lê Đức Hải, Trưởng ban Chuyên san Báo Hànộimới, thành viên Ban Tổ chức đồng thời là người trực tiếp biên tập các tác phẩm dự thi, đa số các tác phẩm dự thi tập trung phản ánh mọi mặt của đời sống Thủ đô trên nền dòng chảy lịch sử 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, qua đó làm nổi bật những giá trị cốt lõi của mảnh đất kinh kỳ - Kẻ Chợ; khai thác, khơi dậy và lan tỏa những nét đẹp của văn hóa, con người Hà Nội hôm nay (trong đó có cả sự bồi tụ của những tinh hoa văn hóa xứ Đoài - Sơn Nam Thượng), đồng thời đóng góp cho công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn hiến, văn minh. Phần lớn các tác giả đều cố gắng đưa vào bài viết của mình cả chất "lắng hồn sông núi" của Thăng Long - Hà Nội lẫn hơi thở đời sống đương đại sinh động và dễ gây đồng cảm với người đọc. Đó là kết quả của một quá trình nghiên cứu, quan sát tinh tường, thấu hiểu thành phố trên cả những thành tựu và hạn chế, từ đó tìm kiếm những lấp lánh của đời sống.

Đến nay, cuộc thi đã đi được nửa chặng đường với khoảng 60 bài viết chất lượng được đăng tải trên các ấn phẩm của Hànộimới. Những bài dự thi đã khơi dậy tình yêu Hà Nội trong lòng độc giả một cách hết sức tự nhiên bởi chính cảm xúc của tác giả thể hiện sâu sắc qua những bài viết ký, ghi chép hấp dẫn ấy. Từ đó lan tỏa mạnh mẽ tình yêu Hà Nội và thông điệp xây dựng, tiếp thêm nguồn lực cho hành trình kiến tạo Thủ đô trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, xứng đáng với danh hiệu Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, thực sự là một điểm đến thanh bình, thân thiện, một đô thị đáng sống.

Cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi” vẫn tiếp tục nhận bài dự thi đến hết ngày 30/8/2020. Mỗi tác phẩm dự thi dài không quá 2.000 chữ, có ảnh minh họa, mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi. Tác phẩm tham dự cuộc thi gửi qua đường thư điện tử tới địa chỉ email [email protected] và ghi rõ trên tiêu đề: Bài tham dự Cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi”. Nếu gửi qua đường bưu điện thì bản thảo phải được đánh máy bằng tiếng Việt trên một mặt giấy, ngoài phong bì và trên đầu bài ghi rõ: Bài tham dự Cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi”, gửi về địa chỉ: Ban Chuyên san Báo Hànộimới, 44 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Dự kiến lễ tổng kết và trao giải diễn ra vào trung tuần tháng 10/2020.

Cơ cấu giải thưởng:

- 1 giải Nhất: 30 triệu đồng.

- 2 giải Nhì: 15 triệu đồng/giải.

- 3 giải Ba: 10 triệu đồng/giải.

- 10 giải Khuyến khích: 3 triệu đồng/giải.

Tác phẩm dự thi có chất lượng sẽ đăng trên ấn phẩm Hànộimới hằng ngày số Chủ nhật, Hànộimới Cuối tuần, sau đó sẽ đăng trên Hànộimới Điện tử. Ban tổ chức sẽ tuyển chọn các tác phẩm xuất sắc để in sách đúng dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tổ Công đoàn Ban chuyên san của báo Hà Nội

Tổ Công đoàn Ban Chuyên san, Báo Hànộimới

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Xem thêm
Phiên bản di động