Tết Đoan Ngọ với những nét văn hóa độc đáo

(LĐTĐ) Có lẽ, sau Tết Nguyên đán, ngày Tết Đoan Ngọ được coi là dịp để các gia đình sum họp đầm ấm bên nhau. Vào ngày này, mọi người đi làm ăn xa đều gắng thu xếp để trở về bên người thân.
Tết Đoan Ngọ: Người Hà Nội nhộn nhịp chuẩn bị từ sáng sớm Ăn cơm rượu cũng phải... đúng cách!

Ngày Tết Đoan Ngọ có nhiều phong tục đậm nét văn hóa truyền thống như: Ủ rượu nếp, nhuộm móng chân, móng tay, hái lá thuốc, khảo cây... Đặc biệt, mâm cỗ cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ mang phong vị riêng rất độc đáo.

Tết Đoan Ngọ với những nét văn hóa độc đáo
Mâm cỗ cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ mang phong vị riêng rất độc đáo.

Theo dân gian, Tết Đoan Ngọ tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Mặc dù người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng Tết Đoan Ngọ được chính thức khai mở vào giờ chính ngọ (12h) bởi lẽ, “Đoan” là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11h đến 13. Đoan Ngọ là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày Hạ chí.

Tôi vẫn nhớ, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ được mẹ tôi chuẩn bị rất tỉ mỉ, chu đáo. Trên mâm cỗ nhất định phải có món rượu nếp. Đây là món ăn đặc trưng của ngày Tết Đoan Ngọ với hương vị cay cay ngọt ngọt đầy cuốn hút. Bên cạnh đó là những chiếc bánh gio trong veo, dẻo thơm được tưới mật mía sóng sánh ánh vàng. Bánh khảo trắng tinh gói trong lớp giấy bóng kính hồng điều, dăm chén trà sen xổi... Riêng mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người Hà thành còn có thêm bánh trôi, bánh chay là hai loại bánh thanh mát trong ngày oi nóng. Trên ban thờ, mẹ tôi thường dâng cúng gia tiên chục bông sen cắm cùng vài chẽ hoa cau tỏa hương dịu dàng thanh tịnh.

Thật là vừa khéo, Tết Đoan Ngọ cũng là thời điểm chính vụ của mận và vải. Đây là hai loại quả truyền thống không thể thiếu trên mâm cỗ cúng dịp này. Những quả vải chín đỏ tươi thấp thoáng lá xanh bày cùng mận căng mọng đỏ sẫm thật thích mắt. Tùy vùng miền, mỗi nơi lại thêm vào mâm cỗ cúng các loại quả chín mùa hạ khác nhau như: Dưa hấu, xoài, dứa, chôm chôm...

Tết Đoan Ngọ là dịp những người đi làm ăn xa trở về sum vầy cùng gia đình. Nhiều gia đình tổ chức ăn thịt vịt đầu mùa. Theo kinh nghiệm, đây là thời điểm vịt béo, thịt ngon và không có mùi hôi. Những con vịt gié béo mẫm được chế biến thành nhiều món khác nhau và cả nhà quây quần bên mâm cơm đoàn viên thật ấm cúng làm sao.

Có một điều khá thú vị, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là “Tết diệt sâu bọ”. Vào ngày này, dân gian có nhiều phong tục phòng trừ dịch bệnh khác nhau. Từ sáng sớm, mọi người trong gia đình sẽ ăn rượu nếp và các loại hoa quả. Tương truyền, rượu nếp với vị cay nóng kết hợp cùng quả có vị chua sẽ trừ được ký sinh trùng trong cơ thể. Sau đó, cả gia đình sẽ tắm bằng nước đun từ lá sả, tía tô, lá tre, kinh giới... để đẩy hết khí độc trong người ra ngoài, phòng trừ cảm mạo.

Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan Ngọ đều lên đến tột bậc. Vậy nên, dân gian thường hái lá thuốc vào đúng giờ Ngọ của ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là lúc dương khí mạnh nhất, có được tinh túy của đất trời nên sẽ chữa được nhiều thứ bệnh. Lá thuốc hái vào ngày này là những loại cây bình dị như: Đinh lăng, ngải cứu, tía tô, bồ công anh, lá sen, lá vối... sẽ được phơi khô để đun nước uống.

Như một lời ước hẹn, mỗi năm, Tết Đoan Ngọ đến theo sự tuần hoàn của thiên nhiên. Tết Đoan Ngọ là nhịp cầu thời gian nối liền văn hóa truyền thống từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Với tôi, đây là dịp để hương vị tình thân thêm gắn bó với những kỷ niệm ấm áp yêu thương.

Tường Vy

Nên xem

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.

Tin khác

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Xem thêm
Phiên bản di động