Tạo “đòn bẩy” cho ngành công nghiệp ô-tô

Do ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ô-tô của Việt Nam còn kém phát triển, phần lớn linh kiện phải nhập khẩu, chiếm tới 75 đến 80%, đã làm chi phí sản xuất ô-tô của chúng ta bị “đội giá”, sản phẩm khó cạnh tranh với các nước trong khu vực. Vì vậy, việc tháo gỡ các nút thắt để đưa ngành CNHT ô-tô phát triển sẽ không chỉ là “đòn bẩy” cho ngành sản xuất ô-tô mà cả nền kinh tế.
tao don bay cho nganh cong nghiep o to Ô tô Việt Nam đắt hơn Thái Lan, vì sao?
tao don bay cho nganh cong nghiep o to Ưu tiên nâng cao tỉ lệ nội địa hóa phát triển ngành công nghiệp ô tô
tao don bay cho nganh cong nghiep o to Công nghiệp ô tô chờ cơ hội cuối
tao don bay cho nganh cong nghiep o to
Lắp ráp ô-tô tại nhà máy của Tập đoàn Hyundai Thành Công (Ninh Bình).Ảnh: QUANG HIẾU

Chi phí cao

Tính đến hết năm 2016, Việt Nam có khoảng 173 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô-tô, trong đó, 56 doanh nghiệp sản xuất xe từ linh kiện rời, 117 doanh nghiệp sản xuất từ xe cơ sở với tổng công suất lắp ráp, thiết kế khoảng 500 nghìn xe/năm. Không chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới chín chỗ trong nước, với tổng sản lượng của thị trường xe du lịch khoảng 210 nghìn xe/năm trong năm 2016, không ít doanh nghiệp sản xuất ô-tô trong nước đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ô-tô toàn cầu.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam vẫn chưa có sự phát triển một cách bài bản và vững chắc, chưa đáp ứng mục tiêu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu. Những yếu kém, bất cập có thể chỉ ra là: chưa có sự hợp tác liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp sản xuất ô-tô và cung cấp phụ tùng; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và linh kiện quy mô lớn; giá bán xe ở mức cao trong khu vực; tỷ lệ nội địa hóa với dòng xe được xem là chủ lực - xe du lịch, vẫn ở mức thấp khiến khó tăng dung lượng thị trường để giảm giá bán và cạnh tranh với xe nhập khẩu,…

Nguyên nhân sâu xa của những yếu kém, bất cập này, theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô-tô Việt Nam (VAMA) T.Ki-nô-xi-ta, là ngành CNHT ô-tô của Việt Nam còn kém phát triển. Thực tế hiện nay, 90% số các nhà cung cấp linh kiện ô-tô tại Việt Nam là các doanh nghiệp FDI, chỉ mới có một số doanh nghiệp trong nước tham gia mạng lưới cung ứng cho sản xuất và lắp ráp ô-tô.

Trong khi đó, chi phí sản xuất phụ tùng, linh kiện ở nước ta vẫn cao hơn giá nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Thái-lan, In-đô-nê-xi-a,... do khấu hao đầu tư lớn nhưng sản lượng nhỏ. Do đó, phần lớn linh kiện phục vụ sản xuất ô-tô trong nước hiện nay vẫn nhập khẩu, chiếm tới 75 đến 80%. Bên cạnh đó, do nhập khẩu, nhà sản xuất ô-tô tại Việt Nam phải chịu thêm nhiều loại chi phí khác như đóng gói, vận chuyển, thuế nhập khẩu,… khiến chi phí sản xuất ô-tô càng bị “đẩy giá”.

Trong khi đó, từ năm 2018, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ khu vực ASEAN sẽ về mức 0%, tuy nhiên, thuế linh kiện vẫn lớn hơn 0%. Vì thế, vị đại diện VAMA cho rằng, ngành sản xuất ô-tô trong nước sẽ rất khó khăn để cạnh tranh và tồn tại, đây cũng là lý do khiến CNHT khó có thể phát triển. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu Chính phủ đã xác định phát triển công nghiệp ô-tô và phụ tùng trở thành ngành công nghiệp quan trọng thì phải tháo gỡ được những “nút thắt” đang tồn tại bằng những giải pháp và hành động cụ thể để CNHT ngành ô-tô không tiếp tục phát triển lẹt đẹt như hiện nay.

Phát triển mạng lưới liên kết

Về giải pháp, đại diện Công ty cổ phần ô-tô Trường Hải kiến nghị: Các chính sách của ngành công nghiệp ô-tô và CNHT cần đồng bộ, ổn định trong thời gian ít nhất 10 năm để thu hút các nhà đầu tư. Nên có cơ chế miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho tỷ lệ phần trăm linh kiện, phụ tùng được sản xuất trong nước, góp phần giảm giá ô-tô xuất xưởng tại Việt Nam, gia tăng sản lượng cho người tiêu dùng trong nước.

Chính phủ cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho ngành ô-tô và CNHT, nhất là nhân sự làm công tác nghiên cứu và phát triển theo xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0; đồng thời, tăng cường vai trò kết nối các tập đoàn quốc tế với các doanh nghiệp CNHT trong nước vì các doanh nghiệp này thường là vừa và nhỏ, khó có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp lớn.

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, để phát triển ngành công nghiệp ô-tô, phải đẩy mạnh CNHT, gắn liền mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất ô-tô. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô-tô sử dụng linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ nội địa hóa.

Các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô-tô và CNHT trong nước cũng cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác, phân công sản xuất để tận dụng tốt các nguồn lực, tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau để cùng phát triển. Bộ Công thương đã thành lập tổ công tác liên ngành đánh giá toàn diện thị trường ô-tô trong mối tương quan với thị trường khu vực và thế giới.

Qua quá trình làm việc với các doanh nghiệp, tổ công tác đã tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị để đề xuất giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng: Điều chỉnh các chính sách về thuế, thị trường, hình thành hệ thống nhà cung cấp linh kiện và phụ tùng; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ô-tô trong nước để cắt giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, cải tiến chất lượng,...

Về vấn đề này, Phó Cục trưởng Công nghiệp Phạm Tuấn Anh cũng cho biết: Giải pháp trọng tâm để phát triển CNHT ô-tô trong thời gian tới là tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp lớn nước ngoài trong sản xuất linh kiện và phụ tùng, trong đó tập trung vào các bộ phận quan trọng, hàm lượng công nghệ cao phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng dữ liệu phân tích cũng cho thấy, Việt Nam vẫn có thể trở thành một trong những thị trường ô-tô tiềm năng trong vòng 10 đến 15 năm tới.

Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam dự báo đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 3.000 USD và theo các chuyên gia, thời kỳ bùng nổ nhu cầu xe hơi sẽ diễn ra ngay sau đó, có thể lên tới 600 nghìn xe/năm vào năm 2025. Với quy mô này, thị trường sẽ có khả năng tự thu hút các nguồn lực để phát triển ổn định. Có thể thấy, chúng ta vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ô-tô và CNHT bằng lực kéo của thị trường, lực đẩy của công nghệ và quan trọng nhất là lực nâng của chính sách, qua đó tăng cường sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và chủ động sẵn sàng hội nhập.

Theo dự báo, lượng tiêu thụ ô-tô ở thị trường Việt Nam năm nay sẽ đạt khoảng 335 nghìn chiếc, tăng gần 10% so với năm 2016. Có thể thấy, mức tiêu thụ xe hơi Việt Nam đang tăng trong vài năm gần đây. Nếu đạt được sức mua như dự báo, con số này đã gấp đôi số lượng tiêu thụ xe năm 2014 với gần 158 nghìn chiếc.

Nguồn: Hiệp hội các nhà sản xuất ô-tô Việt Nam (VAMA)

Theo Nguyệt Bắc/nhandan.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Tin khác

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động