Tăng số cuộc thanh tra, kiểm tra các đơn vị nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Tính đến hết tháng 9/2019, số tiền nợ bảo hiểm xã hội phải tính lãi trên địa bàn thành phố Hà Nội là 1.989,4 tỷ đồng (tăng 136,3 tỷ đồng so với tháng 8/2019), chiếm 4,27% so với số phải thu. Trong đó, 5 đơn vị có tỷ lệ nợ cao nhất Thành phố là: Mê Linh (11,39%), Hà Đông (8,94%), Thanh Trì (8,02%), Bắc Từ Liêm (7,17%) và Nam Từ Liêm (6,89%).
tang so cuoc thanh tra kiem tra cac don vi no dong tron dong bao hiem xa hoi Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tới người dân
tang so cuoc thanh tra kiem tra cac don vi no dong tron dong bao hiem xa hoi Thanh toán các chế độ bảo hiểm xã hội 100% qua tài khoản cá nhân
tang so cuoc thanh tra kiem tra cac don vi no dong tron dong bao hiem xa hoi Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Cần mở rộng đến toàn bộ người có quan hệ lao động

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho hay: Trước tình trạng trên, Bảo hiểm xã hội Thành phố đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 3.512 đơn vị sử dụng lao động với số tiền nợ là 651,4 tỷ đồng và thu hồi được 362,1 tỷ đồng (đạt 55,6%).

tang so cuoc thanh tra kiem tra cac don vi no dong tron dong bao hiem xa hoi
Nhằm đảm bảo quyền lợi người tham gia, Bảo hiểm xã hội sẽ phối hợp với các ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra các đơn vị nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó: Thanh tra liên ngành do Thanh tra Thành phố chủ trì tại 180 đơn vị; thanh tra liên ngành do Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tại 95 đơn vị; thanh tra chuyên ngành tại 588 đơn vị; liên ngành Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thanh tra, kiểm tra tại 774 đơn vị (trong đó thanh tra tại 76 đơn vị).

Bảo hiểm xã hội thành phố cũng đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội các quận, huyện kiểm tra tại 1.875 đơn vị sử dụng lao động, thu hồi được 103/146 tỷ đồng (đạt 70,5%).

Về thanh tra, kiểm tra tại các quận, huyện, thị xã (liên ngành Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thanh tra, kiểm tra và đề nghị Bảo hiểm xã hội Thành phố kiểm tra), Bảo hiểm xã hội Hà Nội cho hay: 5 đơn vị có số cuộc thanh tra, kiểm tra nhiều nhất là: Hoàng Mai (223 cuộc), Ba Đình (219 cuộc), Cầu Giấy (197 cuộc), Đống Đa (190 cuộc) và Long Biên (168 cuộc).

5 đơn vị có số cuộc thanh tra, kiểm tra ít nhất: Phú Xuyên (5 cuộc), Ứng Hòa (19 cuộc), Sóc Sơn (24 cuộc), Sơn Tây (23 cuộc) và Ba Vì (29 cuộc).

Trước mục tiêu hoàn thành kế họach năm, ông Nguyễn Đức Hòa - Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đề nghị, trong 3 tháng cuối năm, tập thể viên chức, người lao động toàn thành phố phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, nâng cao trách nhiệm để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ: Phấn đấu đạt và vượt kế hoạch thu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.

Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Thành phố và các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tăng số cuộc thanh tra, kiểm tra các đơn vị nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; tập trung tối đa trong công tác phát triển đối tượng, nhất là rà soát, phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội thông qua dữ liệu Thuế cung cấp.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các đối tượng tham gia, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật bảo về hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Về việc chấp hành pháp luật bảo hiểm y tế, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm thanh toán các chế độ ngắn hạn, đồng thời, thông qua chức năng đối soát giám định để tăng cường kiểm soát người được nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản có thực sự khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và có được cấp giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hay không.

Đặc biệt, đối với các cơ sở khám chữa bệnh chưa ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội có đăng ký cấp giấy chứng nhận, Phòng Chế độ Bảo hiểm xã hội phối hợp với Phòng Giám định, Sở Y tế kiểm tra, rà soát giấy phép hoạt động, phạm vi hoạt động chuyên môn của các cơ sở khám chữa bệnh này để xác định điều kiện, thẩm quyền cấp hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội.

Thực hiện quyết liệt các giải pháp kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thông qua việc tổ chức thực hiện công tác giám định chặt chẽ, đúng quy định, thực hiện kiểm tra bệnh nhân nằm nội trú, cũng như nâng cao trách nhiệm thẩm định giá thuốc, vật tư y tế; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với viên chức, người lao động Bảo hiểm xã hội Thành phố trong thực thi công vụ, cũng như đánh giá đúng vị trí việc làm và hiệu quả công việc của từng viên chức, người lao động trong đơn vị.

Nghị quyết Số 05/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự, quy định rõ:

Trốn đóng bảo hiểm quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Gian dối để không đóng, không đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là trường hợp cố ý không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.

Không đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người sử dụng lao động không gửi hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động hoặc có gửi hồ sơ và đã xác định rõ, đầy đủ số người phải đóng hoặc các khoản phải đóng, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp, nhưng không đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định.

Không đóng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là việc người sử dụng lao động đã xác định rõ, đầy đủ các khoản đóng bảo hiểm, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp nhưng chỉ đóng một phần tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, nhiều người lao động đang chờ đợi sự thay đổi tích cực trong thu nhập của mình, với mức lương tối thiểu có thể tăng từ 200.000 đến 280.000 đồng/tháng, tùy theo vùng, kể từ ngày 1/7/2024.
Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Nghệ An là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn tại Hàn Quốc (EPS), với số lượng hiện tại là 13.002 người.
Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 với doanh nghiệp làm việc thứ Bảy

Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 với doanh nghiệp làm việc thứ Bảy

(LĐTĐ) Nếu doanh nghiệp thực hiện nghỉ ngày thứ Hai (29/4), người lao động sẽ được nghỉ liên tiếp 4 ngày từ Chủ nhật (28/4) đến hết ngày thứ Tư (1/5) và sắp xếp ngày làm bù thích hợp.
Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

Đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng

(LĐTĐ) Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Hai đối tượng được tăng lương lên 10 triệu đồng/tháng từ 1/7

Hai đối tượng được tăng lương lên 10 triệu đồng/tháng từ 1/7

(LĐTĐ) Dự kiến từ 1/7, tiền lương trung bình của 2 đối tượng công chức, viên chức (bao gồm giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo) sau khi thực hiện cải cách tiền lương có thể tăng lên 10 triệu đồng/tháng (tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng) so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Xem thêm
Phiên bản di động