Tăng cường hạ tầng để xe buýt phát triển

(LĐTĐ) Trên địa bàn Hà Nội, cơ sở hạ tầng và vận tải công cộng với mạng lưới đường đô thị nhìn chung phân bố không đều. Xuất phát từ hạ tầng hạn chế nên khả năng đáp ứng của các loại hình vận tải hành khách công cộng, trong đó có xe buýt còn gặp nhiều rào cản, hạn chế sự phát triển...  

Để xe buýt không còn “chậm dần đều” và tăng tính hấp dẫn, giải pháp trước mắt là cần thêm những cơ chế, chính sách, ưu tiên hỗ trợ về hạ tầng, không gian hoạt động cho xe buýt.

Phát triển mạng lưới xe buýt xứng tầm
Xí nghiệp xe buýt Hà Nội vô địch giải bóng đá Tổng công ty vận tải Hà Nội năm 2019
Kỳ cuối: Quan trọng nhất là phát triển đồng bộ hạ tầng
Kỳ 2: Khi xe buýt “hay” nhưng chưa tiện

Hạ tầng hạn chế nên khó phát triển

Theo đánh giá của cá cơ quan chức năng, hiện tượng ùn ứ giao thông đã và đang là nguyên nhân khiến xe buýt Thủ đô vận hành “chậm dần đều”. Minh chứng dễ thấy, hiện tốc độ tăng trưởng ôtô trung bình 12,9%/năm, xe máy tăng trung bình 7,66%/năm. Trong khi đó, tỷ lệ phương tiện xe buýt chỉ đạt 0,16 xe buýt/1.000 dân; 49,8 xe con/1.000 dân; 682 xe máy/1.000 dân. Hạ tầng “đuối hơi” so với lượng phương tiện cá nhân còn thể hiện ở chỗ, trung bình 1km đường do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội quản lý có 0,63 xe buýt trợ giá, 2.519 xe máy, 184 ôtô con lưu thông, chưa tính đến các phương tiện khác.

Mặt khác, hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn cũng thiếu và yếu. Tính đến tháng 6/2018, trên địa bàn 12 quận có khoảng 577 điểm, bãi đỗ xe tập trung với diện tích 34,04ha. Diện tích đất dành cho giao thông tĩnh chỉ đạt khoảng 0,28% diện tích đất xây dựng đô thị. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông quá cao dẫn đến tốc độ lưu thông giảm mạnh. Thời điểm này, xe buýt và ôtô có tốc độ dưới 15km/giờ còn xe máy là 18 -20km/giờ.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Lê Ðỗ Mười - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải cho biết, hiện tỷ lệ sử dụng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Hà Nội và một số thành phố lớn khác hiện nay vẫn chưa được như kỳ vọng, hay nói đúng hơn là chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân và theo quy hoạch.

Tăng cường hạ tầng để xe buýt phát triển

Để xe buýt phát triển cần ưu tiên dành riêng hạ tầng và không gian hoạt động

Minh chứng dễ thấy, hiện hệ thống xe buýt của Hà Nội mới đóng góp cho vận chuyển hành khách khoảng 8 - 10%. Nếu tính chung khu vực nội đô Hà Nội, hệ thống xe buýt cũng chỉ đóng góp khá khiêm tốn, khoảng 15 - 16%.

“Theo nghiên cứu về khả năng thông qua mặt cắt ngang và diện tích chiếm dụng của một số loại phương tiện giao thông điển hình cho thấy, nếu xét đến yếu tố cùng lưu thông trên mặt đường với cùng một lượng người chuyên chở thì diện tích chiếm dụng của xe máy gấp 6,8 lần so với diện tích chiếm dụng của xe buýt.

Do vậy, đối với khu vực có hạ tầng giao thông hạn chế, nhu cầu giao thông lớn thì việc tổ chức giao thông “bình đẳng” đối với tất cả các loại phương tiện là bất hợp lý, tất yếu dẫn đến hệ lụy là tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra” – đại diện Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phân tích.

Đầu tư để tăng tính hấp dẫn

Trước những rào cản hạn chế sự phát triển của xe buýt, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, trước hết cần tháo gỡ vướng mắc về hạ tầng, với những giải pháp cương quyết, từ lãnh đạo thành phố xuống đến các sở, ngành và địa phương. Ông Nguyễn Công Nhật, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội cho rằng, cần khôi phục làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số trục tuyến đủ điều kiện.

Trục Nguyễn Trãi - Hà Đông là ví dụ. Theo đó, trục "xương sống" này chiếm tới 30% số tuyến trên toàn mạng xe buýt của Thủ đô. Trước đây, khi có làn đường riêng, xe buýt có thể vận hành đạt tốc độ 20-21km/giờ, nhưng nay chỉ còn 13-14km/giờ. Nếu có làn đường riêng sẽ an toàn hơn do xe buýt không phải ra vào điểm dừng, cản trở luồng giao thông. Các phương tiện khác sẽ được tạo không gian lưu thông tốt hơn do không bị xung đột với xe buýt.

Tăng cường hạ tầng để xe buýt phát triển
Khi không bị xung đột hạ tầng, tốc độ di chuyển của xe buýt sẽ được cải thiện, dần tăng sức hấp dẫn trong mắt người dân

Ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội lại cho rằng, để giao thông công cộng phát triển thì việc tổ chức kết nối buýt theo phương án quy hoạch là hết sức quan trọng. Nói cách khác, xe buýt muốn phát triển phải tạo ra điều kiện kết nối cho hành khách từ các nhà ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đến các vị trí khác nhau trong thành phố.

Đồng thời phương án này cũng giúp giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân, xe buýt vào từ cửa ngõ Tây Nam thành phố, áp lực giao thông vì thế cũng sẽ giảm. Ông Bùi Danh Liên khẳng định, sau khi tuyến đường sắt đô thị phát triển đầy đủ, thậm chí tuyến này có thể kéo dài thêm nữa thì việc điều chỉnh, phát triển xe buýt đưa đón hành khách trong các khu dân cư đến các điểm dừng đón khách của tuyến đường sắt là việc tất yếu phải làm.

Với điều kiện hạ tầng hiện tại, ông Nguyễn Công Nhật cho biết, giải pháp thu hút người dân trước mắt nằm ở việc nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt theo hướng ngày càng an toàn, thân thiện, hấp dẫn hành khách. Đại diện Tổng công ty Vận tải Hà Nội chia sẻ, đến cuối năm 2019 và các giai đoạn tiếp theo, Transerco sẽ tiếp tục đầu tư, đổi mới phương tiện hiện đại với tiêu chuẩn khí thải Euro 4, đồng thời kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm tiêu chuẩn khí thải của các phương tiện đang hoạt động; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên lái xe, phụ xe...

Bàn về những giải pháp để phát triển xe buýt, Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng cho rằng, cần có cơ chế, chính sách ưu tiên để nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt như ưu tiên sử dụng cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông, lựa chọn một số tuyến đường xây dựng đường dành riêng cho xe buýt để nâng cao tốc độ chạy xe, bảo đảm an toàn cho vận hành xe buýt.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng có thể khuyến khích người dân đi xe buýt bằng cách ưu tiên về giá vé, phát hành vé miễn phí cho các đối tượng chính sách xã hội, gia tăng tiện ích tại các nhà chờ, điểm dừng, điểm đỗ, điểm trung chuyển tạo thuận lợi cho hành khách.

Rõ ràng, trước những bất cập về hạ tầng giao thông, để xe buýt Thủ đô phát triển và hấp dẫn hơn trong mắt người dân thì còn cần nhiều hơn những nỗ lực. Thời gian tới, Thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự tiện lợi của xe buýt, xóa bỏ đi những định kiến lạc hậu về xe buýt. Chú trọng đảm bảo quyền ưu tiên tuyệt đối của người đi bộ trên vỉa hè, đồng thời bố trí làn đường dành riêng cho xe buýt hoạt động, áp dụng các ứng dụng thông minh trong quản lý giao thông…

Những năm qua, Hà Nội đã nỗ lực, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung đầu tư phát hiện hệ thống kết cấu hạ tầng khung; điều chỉnh, hợp lý hóa luồng tuyến mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới vận tải hành khách công cộng trong đó có xe buýt. Nhờ sự “phủ sóng” kịp thời này, một lượng đông đảo khách hàng là học sinh, sinh viên, người lao động... đã được thụ hưởng.

Theo ghi nhận, ngay ở các tuyến ngoại thành, hiện việc di chuyển vào nội đô cũng ngày một thuận tiện. Hành khách đi các tuyến buýt ngoại thành ngày càng đa dạng. Khi được hỏi về chất lượng phục vụ của các tuyến buýt ngoại thành, đa phần người dân đều hài lòng, vui vẻ mỗi khi đi các tuyến buýt này.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND được ban hành vào ngày 4/7/2023. Theo đó mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 sẽ giảm đáng kể.
Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Nhiều hạn chế trong hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TP.HCM và một số địa phương

Nhiều hạn chế trong hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TP.HCM và một số địa phương

(LĐTĐ) Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có Kết luận thanh tra số 220 về việc chấp hành các quy định của pháp luật chuyên ngành trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với phương tiện thủy nội địa trực thuộc một số Sở GTVT, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cần Thơ...
Người vi phạm có được kiểm tra kế hoạch, chuyên đề của Cảnh sát giao thông?

Người vi phạm có được kiểm tra kế hoạch, chuyên đề của Cảnh sát giao thông?

(LĐTĐ) Nhiều lái xe vi phạm luật giao thông, khi bị dừng xe kiểm tra hành chính đã yêu cầu lực lượng chức năng "cho xem" kế hoạch, chuyên đề thì mới hợp tác. Tuy nhiên, Cảnh sát giao thông không có nghĩa vụ công khai kế hoạch, chuyên đề trực tiếp cho người dân. Do đó, tài xế khi bị dừng xe kiểm tra hành chính, không có quyền yêu cầu Cảnh sát giao thông cho xem chuyên đề.
Tiếp xúc gần 200 cử tri liên quan đến giải phóng mặt bằng Tỉnh lộ 413, 414

Tiếp xúc gần 200 cử tri liên quan đến giải phóng mặt bằng Tỉnh lộ 413, 414

(LĐTĐ) Ngày 26/3, tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung (đóng trên địa bàn phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây), Thường trực Hội đồng nhân dân ( HĐND) phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 413, 414.
Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung”

Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung”

(LĐTĐ) Ngày 26/3, tại Ga Huế, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.
Xử lý nghiêm xe ba bánh tự chế

Xử lý nghiêm xe ba bánh tự chế

(LĐTĐ) Trước những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông cũng như ảnh hưởng mỹ quan đô thị, thời gian gần đây, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã tập trung xử lý xe ba bánh tự chế, xe chở hàng cồng kềnh.
Dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục: Gỡ vướng để sớm về đích

Dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục: Gỡ vướng để sớm về đích

(LĐTĐ) Là dự án giao thông trọng điểm của thành phố Hà Nội, tuy nhiên sau 6 năm triển khai, lũy kế giải ngân các gói thầu thi công dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục đến hết năm 2023 mới đạt 1.634/7.211 tỉ đồng. Để gỡ khó cho dự án, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định điều chỉnh dự án đầu tư với nhiều điểm mới. Tuy nhiên, để được tiến độ như dự kiến vẫn cần hơn nữa sự vào cuộc nhịp nhàng của các đơn vị liên quan.
Vành đai 1 Hà Nội chốt thời hạn thông xe

Vành đai 1 Hà Nội chốt thời hạn thông xe

(LĐTĐ) Tuyến đường Vành đai 1 đoạn từ Hoàng Cầu - Voi Phục dài hơn 2km chốt thời hạn thông xe, phấn đấu sẽ thông xe trong quý I/2025.
Tổng hội anh em xe tải Bắc - Trung - Nam kỷ niệm 2 năm thành lập

Tổng hội anh em xe tải Bắc - Trung - Nam kỷ niệm 2 năm thành lập

(LĐTĐ) Ngày 24/3, tại Hà Nam, Tổng hội anh em xe tải Bắc - Trung - Nam, kỷ niệm 2 năm thành lập và ra mắt với Hội Lái xe các tỉnh. Dự chương trình có hàng trăm thành viên của Tổng hội đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội nói gì về phản ánh “cò mồi” đổi bằng lái xe siêu tốc?

Sở Giao thông vận tải Hà Nội nói gì về phản ánh “cò mồi” đổi bằng lái xe siêu tốc?

(LĐTĐ) Liên quan đến phản ánh trên một số phương tiện thông tin đại chúng về việc có người tự xưng là cán bộ Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội làm dịch vụ đổi bằng lái xe siêu tốc thu bạc triệu..., Sở GTVT Hà Nội cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, Sở đã phối hợp kiểm tra, xác minh thông tin, đồng thời đã có báo cáo gửi UBND Thành phố.
Ông Đỗ Văn Bằng làm tân Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội

Ông Đỗ Văn Bằng làm tân Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 21/3, Hiệp hội Vận tải Hà Nội (HTA) tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành và bầu ra tân Chủ tịch mới là ông Đỗ Văn Bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động