Sợ chủ nhà viện cớ tăng giá, khi giá điện tăng!

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Công Thương đang đề xuất biểu giá điện sinh hoạt chỉ còn 5 bậc thang thay vì 6 bậc như hiện hành, nhiều công nhân lao động, đặc biệt là những công nhân đang thuê trọ đã bày tỏ nỗi lo chủ nhà trọ sẽ viện cớ này để tăng giá điện, giá nhà. Nếu như thế họ sẽ tiếp tục phải thắt chặt chi tiêu và cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn.
so chu nha vien co tang gia khi gia dien tang Các khu nhà trọ công nhân: Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh
so chu nha vien co tang gia khi gia dien tang Tiết kiệm năng lượng khi điện tăng giá với các giải pháp chiếu sáng thông minh
so chu nha vien co tang gia khi gia dien tang Giá điện không chỉ tăng 8,36% mà gấp nhiều lần như thế?
so chu nha vien co tang gia khi gia dien tang
Nếu chủ nhà trọ tiếp tục tăng giá điện, cuộc sống của công nhân sẽ càng khó khăn hơn (Ảnh Mai Quý)

Mới đây, Bộ Công Thương đã đưa ra các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc, đồng thời, đề xuất chọn phương án giá điện 5 bậc thang, trong đó giá điện bậc 1 (từ 0-100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành; bậc 2 từ 101 - 200 kWh; bậc 3 từ 201 - 400 kWh; bậc 4 từ 401 - 700 kWh; bậc 5 từ 701 kWh trở lên. Với phương án này, toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới.

Trước thông tin trên, nhiều công nhân lao động, đặc biệt là những công nhân đang thuê trọ đã bày tỏ nỗi lo chủ nhà trọ sẽ viện cớ này để tăng giá điện. Trong khi đó, nhiều công nhân thuê trọ vẫn đang phải chịu mức giá điện cao hơn giá quy định của Nhà nước, nếu chủ nhà tiếp tục tăng giá điện, họ sẽ lại phải thắt chặt chi tiêu và cuộc sống trở nên khó khăn hơn.

Chị Vũ Thị Quyên, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Quang Minh chia sẻ, hiện tại gia đình tôi đang đang thuê trọ tại Thị trấn Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội). Từ trước đến nay, chủ nhà trọ áp giá điện 3.000 đồng/số điện cho công nhân thuê trọ. Mặc dù biết mức giá này cao hơn giá Nhà nước quy định nhưng chúng tôi vẫn phải chấp nhận. Tính ra, trung bình mỗi tháng tôi phải trả 500.000 đồng tiền điện, có những tháng cao điểm tiền điện lên đến 700.000 đồng. Nhiều khi chúng tôi vẫn nói đùa với nhau, trả xong tiền điện chẳng khác nào vừa thanh toán tiền phòng vì căn phòng tôi thuê trọ cũng chỉ có 800.000 đồng/tháng.

Chị Phạm Thị Thùy, công nhân đang ở trọ tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) cũng chia sẻ: “Tôi đang ở trọ với một bạn ở cùng quê và làm cùng công ty, khi xuống khu công nghiệp Thăng Long làm việc, do phòng trọ chật chội nên chúng tôi mua bếp điện từ về để nấu nướng cho tiện. Với giá điện mà chủ nhà trọ tính là 3.500 đồng/số điện, bình thường một tháng chúng tôi phải trả cả tiền nhà, điện, nước, mạng Internet trung bình 1.700.000 đồng. Sắp tới, vào mùa nắng nóng, chúng tôi sử dụng thêm các thiết bị điện nữa thì chắc chắn tiền điện sẽ lại tăng lên. Lúc đó, chúng tôi buộc phải cân đối chi tiêu các khoản khác để làm sao vẫn đảm bảo được cuộc sống và sức khỏe để lao động sản xuất. Nhưng nếu giá điện cao quá, chúng tôi sẽ chuyển chỗ trọ để giảm bớt chi phí”.

Còn chị Trần Thị Lụa, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long, hiện đang thuê trọ tại xã Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) cũng cho biết: “Gia đình tôi thuê trọ ở đây đã hơn 10 năm với mức giá là 1.100.000 đồng/tháng, hàng tháng chúng tôi đều phải trả 3.500 đồng/số điện. Mỗi tháng, gia đình tôi phải chi trả khoảng 700.000 đồng tiền điện, có tháng tiền điện còn lên đến 1 triệu đồng, xấp xỉ tiền phòng. Tôi đã có ý kiến với chủ nhà trọ về việc thu tiền điện giá cao và đưa dẫn chứng về việc Thủ tướng đã chỉ đạo kiểm tra, giám sát thu giá điện của các chủ trọ và xử lý nghiêm các chủ nhà trọ thu tiền điện cao hơn quy định nhưng chủ nhà trọ lại lờ đi và còn muốn thu tiền điện cao hơn”.

Về chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ nhà trọ thu tiền giá cao hơn so với quy định, tại Điều 12 khoản 6 của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.

“Qua tìm hiểu thông tin, tôi được biết, nếu áp dụng biểu giá điện theo phương án 5 bậc thang của Bộ Công Thương đề xuất thì những hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh sẽ có mức tiền điện không tăng hoặc giảm. Nhưng điều tôi lo lắng là chủ nhà trọ sẽ viện cớ này để tăng tiền giá điện thu của công nhân thuê trọ.

Công nhân lao động chúng tôi làm việc quần quật mới kiếm được đồng lương để lo trang trải cuộc sống và phải chắt bóp chi tiêu để có được đồng tiền tiết kiệm, nếu chủ nhà tiếp tục tăng giá điện, chúng tôi sẽ lại phải thắt chặt chi tiêu và cuộc sống trở nên khó khăn hơn.

Mong rằng các cấp chính quyền cùng các đơn vị liên quan có sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc quyết liệt để kiểm tra, giám sát thu giá điện của các chủ trọ và xử lý nghiêm các chủ nhà trọ thu tiền điện cao hơn quy định. Qua đó, đảm bảo cho công nhân thuê trọ chúng tôi được hưởng giá điện theo đúng quy định của Nhà nước” – chị Lụa bày tỏ.

Cùng chung mong muốn như chị Lụa và nhiều công nhân khác, anh Nguyễn Văn Tuấn, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long chia sẻ: “Tôi được biết, hiện Nhà nước đã có chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ nhà trọ thu tiền giá cao hơn so với quy định.

Cụ thể, tại Điều 12 khoản 6 của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.

Tôi mong rằng, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra, xử lý triệt để những chủ nhà trọ thu tiền điện cao hơn quy định để đảm bảo cho công nhân lao động thuê trọ được đóng tiền điện theo giá quy định Nhà nước. Nhờ đó, chúng tôi sẽ bớt được một gánh lo trong cuộc sống và yên tâm lao động sản xuất”.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tin khác

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

(LĐTĐ) Đồng Tháp là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nơi đây được coi là “thủ phủ” của hoa đồng tiền. Với trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa Đồng Tháp đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.
Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

(LĐTĐ) Hai ngày qua, đoạn video quay lại cảnh hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Wooin Vina (đóng tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) mặc áo cờ đỏ sao vàng đứng chào cờ, hát Quốc ca trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau Tết (19/2) đã làm cho nhiều người thích thú, khen ngợi.
Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

(LĐTĐ) Trong suốt các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động 1.959 lượt cán bộ, nhân viên ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước Thủ đô luộn thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

(LĐTĐ) Tết Giáp Thìn 2024, trong khi nhiều người vẫn đang sum họp với gia đình hay đi du Xuân, lễ hội thì nhiều lao động với những ngành nghề đặc thù khác nhau ở Thủ đô Hà Nội vẫn miệt mài làm việc trên các tuyến phố…
Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

(LĐTĐ) Tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng, xấp xỉ mức thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2023 (6,86 triệu đồng/người).
Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên công trình xây dựng dự án ga ngầm S12, thuộc dự án đường sắt đô thị (Metro) Nhổn - ga Hà Nội, dẫu trong giá rét, không khí lao động vẫn nhộn nhịp, khoảng 40 cán bộ và công nhân vẫn nỗ lực, khẩn trương thi công các hạng mục đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Cuối năm về với chợ quê

Cuối năm về với chợ quê

(LĐTĐ) Do tập trung công việc đồng áng để kịp thời vụ, người dân ở các vùng quê thường đi sắm Tết rất muộn. Cùng với đó, những người con đi công tác, làm ăn xa nhà, gần ngày Tết trở về sum vầy cũng rất háo hức, mong được đi chợ quê để tìm lại tuổi thơ theo bà, theo mẹ đi chợ. Chính vì vậy càng ngày giáp Tết, chợ quê càng đông vui tấp nập kẻ bán, người mua.
Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

(LĐTĐ) Khác với những công việc khác, công nhân môi trường đô thị bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều. Vất vả và khó khăn, song họ vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động